【kết quả trận houston dynamo】Trường nghề hội nhập
Thực hành tại lớp kỹ thuật điện-điện tử
Đào tạo theo quy trình “ngược”
Tại Trung tâm đào tạo may HanesBrands (HBI) thuộc khuôn viên trường,ườngnghềhộinhậkết quả trận houston dynamo TS Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường CĐCN Huế cho biết, cơ sở này hoạt động từ tháng 8/2016, với chức năng như một xưởng sản xuất thu nhỏ, hệ thống dây chuyền máy móc không khác so với một nhà máy. Học viên được học, thực hành và sản xuất trực tiếp từ đơn đặt hàng của HBI. Ngoài “xưởng” may, trường còn liên kết đào tạo nghề với các trung tâm Yamaha, Mirosoft IT Academy; trung tâm đào tạo và thực hành du lịch-khách sạn. Trường cũng nhận được sự hỗ trợ từ Tổng cục Dạy nghề Thái Lan, tổ chức KOICA (Hàn Quốc), AVI (Úc) về tình nguyện viên, xây dựng các dự án trang thiết bị máy móc, phòng thí nghiệm...
Nguyễn Thị Hà, học viên lớp may chia sẻ: “Khi mới vào trường, em nghĩ mình chỉ tạm thời học trong khi chờ cơ hội thi lại đại học. Nhưng sau khi được trường định hướng nghề nghiệp, gặp các doanh nhân, đi thực tế tại các doanh nghiệp, em quyết định chọn trường nghề để tạo lập tương lai. Ở đây, ngoài chuyên môn được đào tạo, trường cũng rất chú trọng các kỹ năng mềm, như dạy ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kiến thức an toàn lao động, tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp... để đáp ứng yêu cầu hội nhập, giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ”.
Trong khi nhiều trường nghề hoạt động cầm chừng vì tuyển sinh không đủ chỉ tiêu thì Trường CĐCN Huế mỗi năm thu hút từ 1.000 -1.500 sinh viên. Lãnh đạo nhà trường cho biết, điểm khác biệt lớn nhất là trường đào tạo theo quy trình “ngược”: Doanh nghiệp cần gì, trường xây dựng ngành học phù hợp rồi mới tuyển sinh chứ không làm theo cách truyền thống là “có gì dạy đó”. Đồng thời, mục tiêu mà trường luôn theo đuổi là làm sao để các em đam mê với lĩnh vực mà mình lựa chọn.
Bên cạnh đào tạo chuyên môn, trường chú trọng hướng học viên vào hoạt động cộng đồng. Mỗi quý, thầy và trò nhà trường lại đến một xã nghèo để sửa chữa miễn phí khoảng 2.000 thiết bị điện, nước, máy móc, xe máy... cho người dân.
Hướng dẫn sinh viên thực hành tại trung tâm đào tạo nghề Yamaha
Liên kết với 220 doanh nghiệp
Gắn đào tạo với thực tiễn, chú trọng hợp tác đào tạo với doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, sinh viên Trường CĐCN Huế có điều kiện trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, tạo sản phẩm ngay tại các trung tâm mà trường hợp tác. Hướng đi này còn giúp nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp, doanh nghiệp tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu. Để giảng viên “theo kịp” doanh nghiệp, hàng quý, trường có kế hoạch cử giảng viên trực tiếp đến nhà máy để tiếp cận công nghệ, kỹ thuật mới. Với hướng đào tạo này, thầy có điều kiện cập nhật tri thức mới, trò có điều kiện thực hành nâng cao tay nghề, làm quen với môi trường lao động chuyên nghiệp theo hướng vừa học vừa làm. Nhiều sinh viên có năng lực, qua thực hành được doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình học.
Theo ông Cung Trọng Cường, đến nay, “độ chênh” giữa đầu ra của trường và yêu cầu của doanh nghiệp đã thu hẹp. Học viên và đội ngũ giáo viên được doanh nghiệp, đối tác đánh giá cao về tác phong, năng lực chuyên môn, tay nghề. Trường tự tin có thể cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động. Khi ra trường, học viên có thể làm việc trong các công ty của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hay các công ty trong khu vực ASEAN. Hiện, trường đang có 10 sinh viên làm việc tại Thái Lan với các vị trí kỹ thuật viên và kỹ sư với mức lương tương đương vị trí kỹ sư của người bản xứ. “Chúng tôi đang tiến tới mục tiêu sinh viên ra trường sẽ làm việc được ngay mà không cần đào tạo lại”, TS. Cường chia sẻ.
Ông Cường cho biết thêm, hiện, Trường CĐCN Huế đang hợp tác với gần 220 doanh nghiệp. Số sinh viên kỹ thuật ra trường có việc làm chiếm gần 80% và sau 6 tháng là trên 90%; sinh viên lĩnh vực kinh tế có việc làm trên 60%... Trường đang phấn đấu đến 2018, giáo viên, sinh viên nhà trường có thể giao tiếp, làm việc bằng ngoại ngữ.
Liên Minh