【santos laguna – pachuca】Nguồn cung lương thực thế giới bị đe dọa sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Nga nêu điều kiện gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
Đức ký thỏa thuận về khí đốt tự nhiên hóa lỏng với UAE
Ukraine và LHQ nhất trí phối hợp xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
Một điểm tập kết lúa mạch ở Ukraine.
Một điểm tập kết lúa mạch ở Ukraine.

Một nhà giao dịch ngũ cốc có trụ sở tại Singapore cho biết hàng trăm nghìn tấn lúa mì Ukraine đặt giao kỳ hạn cho các nước ở Trung Đông và châu Phi cũng như hoạt động xuất khẩu ngô của Ukraine sang châu Âu đang có nguy cơ bị ảnh hưởng sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine. Trong kịch bản xấu nhất, Nga và Ukraine không quay lại thỏa thuận, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với 1-2 năm gián đoạn nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine, khiến khủng hoảng lương thực trầm trọng hơn, đẩy lạm phát tăng cao.

Ngoài ra, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc sẽ làm đầy thêm các kho chứa ngũ cốc đang tồn đọng ở Ukraine. Các chuyên gia phân tích ngành nông nghiệp và thực phẩm của Ukraine ước tính thế giới có 10 tuần để tìm ra giải pháp, trước khi vụ thu hoạch mùa Xuân bắt đầu và cần thêm diện tích trong các kho chứa của nước này.

Theo nhận định của ông David Ljunggren, chuyên gia phân tích độc lập tại Mỹ, lạm phát sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng tại các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, nếu giá lương thực tăng trở lại. Đó là chưa kể giá dầu, khí cũng sẽ tăng trong mùa Đông năm nay.

Theo Telegraph, các Chính phủ cần có những biện pháp nhanh chóng để trấn an công chúng rằng nguồn cung cấp lương thực của các nước vẫn sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, ông David Laborde, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế cho biết, giá lúa mì có thể tăng ít nhất 10% trong những ngày tới. Trong ngày 31/10, giá lúa mỳ giao kỳ hạn tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) tăng hơn 5% trong khi giá ngô tăng hơn 2% sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Tobin Gorey, Giám đốc chiến lược nông nghiệp tại ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, cho biết: “Thị trường nông sản biến động khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 31/10, do Nga tuyên bố ngừng tham gia vào hành lang ngũ cốc ở Biển Đen".

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hoãn chuyến công tác nước ngoài để ở lại tìm cách khôi phục thỏa thuận. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đang liên lạc với những người đồng cấp Nga và Ukraine để nỗ lực tìm cách cứu vãn thỏa thuận. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và EU kêu gọi Nga xem xét lại quyết định.

Thỏa thuận có tên gọi là Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được Nga và Ukraine ký kết hồi tháng 7 dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để nối lại việc xuất khẩu lương thực của Ukraine, cũng như phân bón của Nga ra thị trường quốc tế. Dự kiến, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn vào ngày 19/11 tới nếu không có bên nào phản đối. Tuy nhiên, ngày 29/10, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Moscow đã quyết định đình chỉ việc tham gia thỏa thuận sau cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga tại bán đảo Crimea.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
下一篇:Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại