【ulsan hyundai đấu với incheon united】Việt Nam cam kết tăng cường hội nhập, củng cố quan hệ đối tác toàn cầu
Diễn đàn chính trị cấp cao của ECOSOC tại New York |
Từ ngày 9 đến 19/7 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Phiên họp Cấp cao (HLS) và Diễn đàn Chính trị Cấp cao (HLPF) của Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) LHQ với sự tham gia của Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ, Chủ tịch ECOSOC, Phó Tổng Thư ký LHQ, 1 Tổng thống, 5 Phó Tổng thống/Phó Thủ tướng và 78 đoàn cấp Bộ trưởng cùng hơn 2500 đại biểu từ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, giới học giả, doanh nghiệp.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương làm Trưởng đoàn tham dự với tư cách thành viên ECOSOC nhiệm kỳ 2016 – 2018, với nhiều đóng góp và dấu ấn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tại phiên họp HLPF với chủ đề “Chuyển đổi để xây dựng xã hội phát triển bền vững và tự cường”, các đại biểu đã tập trung thảo luận tình hình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), phân tích các thách thức và đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn thế giới và ở từng nước, tập trung vào 6 trong số 17 SDGs về quản lý bền vững nước sạch và vệ sinh, năng lượng bền vững, tiêu dùng và sản xuất bền vững, phát triển đô thị, nông thôn bền vững, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng và hệ sinh thái bền vững, và tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển bền vững.
Kết quả, HLPF, HLS đã thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng khẳng định quyết tâm của các nước trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 (CTNS 2030) vì phát biển bền vững, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau, nhấn mạnh quyết tâm xây dựng các xã hội phát triển bền vững và tự cường. Cũng tại HLPF năm nay, 47 nước, trong đó có Việt Nam đã trình bày Báo cáo Quốc gia Tự nguyện về việc thực hiện CTNS 2030 (VNR).
Phát biểu tại HLS, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện CTNS 2030, tiếp tục phát huy tối đa nội lực kết hợp tăng cường hội nhập quốc tế, củng cố các mối quan hệ đối tác toàn cầu, đối tác công tư để thúc đẩy xây dựng xã hội phát triển bền vững và tự cường, không bỏ lại ai ở phía sau.
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cũng chỉ ra các thách thức ở cấp độ toàn cầu, nhấn mạnh để thực hiện thành công SDGs, cần phải bảo đảm hòa bình và ổn định trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, kêu gọi các nước có trách nhiệm tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước, nhất là các nước đang phát triển.
Bên cạnh phát biểu của Trưởng đoàn, Đoàn Việt Nam cũng đã có các phát biểu đóng góp vào các phiên họp rà soát 6 SDGs, đồng thời phối hợp với các nước xây dựng, thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng theo hướng cân bằng, tích cực, có nhiều nội dung phản ánh quan tâm, lợi ích của các nước đang phát triển.
Trong khuôn khổ HLPF, HLS 2018, ngày 16/7, Việt Nam đã trình bày Báo cáo VNR với sự quan tâm tham gia, đối thoại xây dựng của nhiều nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới học giả quốc tế. Các đại biểu dự HLS đánh giá cao cam kết, thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, cách tiếp cận bao trùm và nghiêm túc của Việt Nam với sự tham gia đóng góp đầy đủ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và người dân trong tiến trình này; đồng thời đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép hiệu quả các SDGs vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Bên lề HLPF, Việt Nam cũng đã cùng các nước Thái Lan, Bhutan, Liên minh châu Âu, Chương trình Môi trường LHQ tổ chức Tọa đàm “Kinh tế Xanh và Tác động mang tính chuyển đổi đối với Phát triển Bền vững trên mọi khía cạnh”; và cùng Phần Lan tổ chức Tọa đàm về “Quản lý Rủi ro trong Cung cấp Nước và Vệ sinh – Công cụ phần mềm và hợp tác công – tư”. Các cuộc tọa đàm này được nhiều nước, tổ chức, học giả quốc tế quan tâm và đánh giá cao.