当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bóng đá kết quả vô địch quốc gia tây ban nha】Những tấm gương của tinh thần xung kích, sáng tạo

Tiên phong trong phòng,ữngtấmgươngcủatinhthầnxungkiacutechsaacutengtạbóng đá kết quả vô địch quốc gia tây ban nha chống dịch Covid-19

Anh Điểu Dũng, đoàn viên Chi đoàn ấp Sóc Du, phường An Lộc là một trong những gương tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã Bình Long. Thời điểm dịch bùng phát, ấp Sóc Du có nhiều ca mắc Covid-19. Toàn bộ người dân của ấp phải cách ly tập trung, phong tỏa mọi tuyến đường ra, vào ấp. Tuy nhiên, Sóc Du có hơn 97% hộ là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên khi địa phương quyết định phong tỏa ấp, người dân không đồng thuận. Bởi họ coi đây chỉ là căn bệnh bình thường không ảnh hưởng đến tính mạng; đồng thời phong tỏa ấp, người dân không đi làm được sẽ không có tiền trang trải sinh hoạt hằng ngày…

Phát huy tính tiên phong của tuổi trẻ, anh Điểu Dũng cùng ban ấp đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. “Lúc em đi tuyên truyền bước đầu người dân không tin tưởng, bởi họ nghĩ em còn nhỏ thì biết gì. Do đó, mỗi lần đi vận động, em phải mời cán bộ Trung tâm Y tế thị xã đi cùng, nói cho người dân hiểu để biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Dần dần người dân tin tưởng và thực hiện theo quyết định phong tỏa của địa phương” - Điểu Dũng chia sẻ.

Anh Điểu Dũng là một trong 18 gương thanh niên tiêu biểu thị xã Bình Long được tuyên dương năm 2022

Anh Điểu Dũng còn đứng ra kêu gọi ĐVTN trong ấp vận chuyển lương thực, thực phẩm do Nhà nước và các mạnh thường quân hỗ trợ đến từng hộ dân trong thời gian bị phong tỏa dịch do Covid-19. Ngoài ra, anh cũng vận động được 3.500kg rau, củ, quả phát cho nhân dân trong ấp. Đồng thời vận động ĐVTN phối hợp với cán bộ y tế phường phun khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19; phân công, sắp xếp ĐVTN ấp tổ chức chốt chặn các tuyến đường ra, vào ấp Sóc Du trong thời gian phong tỏa cách ly; vận động người dân mắc Covid-19 đi cách ly tập trung tại Bệnh viện dã chiến thị xã Bình Long.

Anh Điểu Dũng cũng tích cực trong các hoạt động ra quân tuyên truyền phòng, chống dịch của Đoàn phường An Lộc và tham gia trực chốt ở chợ Bình Long, chợ tạm An Lộc, các điểm chốt kiểm soát trên quốc lộ 13; hướng dẫn người dân cài ứng dụng Bluezone, PC-Covid; vận động người dân trong ấp tiêm vắc xin ngừa Covid-19...

Với sự tiên phong, năng động của sức trẻ, bằng những việc làm thiết thực, anh Điểu Dũng đã góp sức cùng chính quyền chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Khát vọng làm giàu trên quê hương

Tốt nghiệp đại học, không ở lại thành phố lớn để lập nghiệp, anh Đặng Quốc Khánh, Phó Bí thư Chi đoàn ấp Thanh Hưng, xã Thanh Lương chọn về quê khởi nghiệp. Với tấm bằng đại học nông lâm, cùng sự hỗ trợ của gia đình, anh Khánh đã chọn chăn nuôi gà để phát triển kinh tế.

Vận dụng kiến thức đã học ở trường, chịu khó tìm tòi, học hỏi thêm, anh Khánh đã tìm được bí quyết chăn nuôi riêng. Hiện nay, trang trại gà của anh gồm 14 chuồng, với hơn 30.000 con, nhiều lứa khác nhau. Theo anh Khánh, với số lượng như vậy, mỗi năm thu lời từ 1,5-1,8 tỷ đồng, tùy vào thời giá của thị trường.

Anh Đặng Quốc Khánh (giữa) chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho ĐVTN đến tham quan học tập mô hình

“Khi mới ra trường, tôi từng đi làm ở nhiều công ty với thu nhập khá. Song với bản tính “con nhà nông” nên tôi muốn dành những kiến thức đã học tại trường về áp dụng vào chăn nuôi, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, tôi mong muốn giúp các bạn trẻ và những hộ muốn chăn nuôi gà để cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương” - anh Khánh chia sẻ.

Bí thư chi đoàn năng động

Là Bí thư chi đoàn, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bình Long, chị Hoàng Thị Son luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của “người lái đò”. Thời gian qua, chị đã tạo nhiều sân chơi bổ ích để học sinh được vui chơi sau những giờ học căng thẳng, đồng thời tạo môi trường thân thiện giúp các em cảm nhận môi trường nội trú là một mái nhà chung.

Liên đội trường cũng thường xuyên tổ chức giáo dục đạo đức, nền nếp học sinh, giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp, tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong học sinh; tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, sáng tạo cho các em như: Chương trình “Táo quân họp mặt”, “Ngày hội văn hóa các dân tộc”, “Giáng sinh an lành”, mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy dụng cụ học tập”, thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ xung kích, tổ chức các lớp nhảy, lớp học đánh cồng, chiêng, điệu múa của đồng bào S’tiêng… Qua đó, các em vừa được vui chơi vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Chị Hoàng Thị Son phát biểu tại chương trình đối thoại với lãnh đạo thị xã về việc tạo nhiều sân chơi bổ ích cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi DTTS

“Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bình Long là trường dành cho học sinh DTTS, nên để thu hút các em tham gia hoạt động, phong trào đội của trường và các cấp phát động, tôi luôn gần gũi để lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống, hoàn cảnh gia đình, cũng như sở thích của các em. Từ đó có kế hoạch tham mưu nhà trường tổ chức các hoạt động vừa thi đua vừa để học sinh được vui chơi, không gò bó, thu hút đông các em tham gia” - chị Son chia sẻ.

Ngoài ra, chị Son cũng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh, đoàn viên như xây dựng vườn sả thanh niên, lấy đó là nguồn quỹ học bổng cho học sinh nghèo tại trường, với hơn 15 triệu đồng/năm học. Đặc biệt, năm học 2020-2021, Liên đội trường đã xây dựng mô hình “Muối sả tình thương” ủng hộ đồng bào miền Trung, với số tiền thu được 3,5 triệu đồng…

Với những cống hiến của bản thân, chị Son nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Bí thư chi đoàn xuất sắc”, “Giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi Cụm miền Đông Nam Bộ” và nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp trao tặng.

分享到: