当前位置:首页 > Thể thao

【kq bóng đá ý hôm nay】Dự án nào phải đánh giá tác động môi trường?

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể lên tới gần 100 triệu
Nộp 100% phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về NSNN
“Trốn” đánh giá tác động môi trường
Phan Xuân Dũng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu

Quy định tiêu chí cụ thể

Tiếp tục Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, sáng nay 24/10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường (Chương IV).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQG), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nêu rõ, về phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường và đánh giá sơ bộ tác động môi trường, có ý kiến cho rằng quy định phân loại dự án đầu tư thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường (GPMT) như dự thảo Luật Chính phủ trình là không cần thiết.

Tuy nhiên, theo phương án mới, cần nghiên cứu cân nhắc kỹ về quy định phân loại dự án đầu tư thực hiện ĐTM, GPMT; quy định các tiêu chí về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc các loại hình dự án cụ thể.

UBTVQH nhận thấy việc căn cứ quy mô, tính chất và mức độ tác động đến môi trường để phân loại dự án phải thực hiện thủ tục môi trường nói chung là phù hợp. Theo đó, UBTVQH đã chỉnh sửa lại Điều 29 Dự thảo Luật để báo cáo Quốc hội theo 2 phương án, đồng thời các điều luật liên quan tương ứng cũng được chỉnh sửa theo.

Cụ thể, phương án 1 (Điều 29a), tiếp thu ý kiến ĐBQH, Điều 29a đã quy định về phân loại dự án đầu tư thành 4 nhóm, gồm: Dự án đầu tư phải thực hiện ĐTM và phải có GPMT; Dự án đầu tư chỉ phải thực hiện ĐTM và không phải có GPMT; Dự án đầu tư không phải thực hiện ĐTM nhưng phải có GPMT; Dự án không phải thực hiện ĐTM và không phải có GPMT.

Tiêu chí cụ thể xác định từng loại đối tượng này được quy định tại Điều 31a (đối tượng phải thực hiện ĐTM) và Điều 40a (đối tượng phải có GPMT).

“Phương án này có ưu điểm là thuận tiện trong việc tra cứu đối tượng dự án tương ứng với các thủ tục môi trường phải thực hiện. Nhưng nhược điểm là không áp dụng được các tiêu chí môi trường xuyên suốt để quản lý môi trường trong các dự án đầu tư; không bảo đảm linh hoạt trong việc điều chỉnh danh mục đối tượng phải thực hiện ĐTM, GPMT”, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng nói.

Phương án 2 (Điều 29b) là phương án tiếp thu ý kiến ĐBQH, theo đó, quy định rõ tiêu chí phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường. Căn cứ vào tiêu chí, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm gồm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ, không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Theo phương án này, Dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định tiêu chí cụ thể và ban hành danh mục dự án thuộc các nhóm I, II và III như tại khoản 3. Quy định này có ưu điểm là sử dụng thống nhất, xuyên suốt các tiêu chí môi trường trong xác định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.

Là người đầu tiên tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhận định đây là nội dung quan trọng nhất trong sửa đổi lần này. “Việc thiết kế nội dung Điều 29 thành 2 phương án kéo theo các điều liên quan cũng phải thiết kế 2 phương án tương ứng khiến cho đọc dự thảo có cảm giác là 2 luật chứ không phải một luật”, đại biểu Mai Hoa nói.

Một số ĐBQH khác khá đồng tình với phương án 29b đưa ra nhận định, phương án này sẽ linh hoạt trong thực hiện.

Dự án nguy cơ cao mới phải đánh giá tác động

Liên quan đến quy định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho phù hợp với với Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Xây dựng, dự thảo Luật vẫn để 2 phương án.

Phương án 1 (theo Tờ trình số 252/TTr-CP của Chính phủ đã được chỉnh lý bổ sung): Tất cả các dự án đầu tư phải có chủ trương đầu tư đều là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Phương án này có ưu điểm là đối tượng dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường thống nhất với các luật về đầu tư và xây dựng.

Tuy nhiên, phương án 1 có hạn chế là bỏ sót nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn từ tư nhân mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư) nhưng lại có tác động lớn đến môi trường.

Nhiều dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư thuộc nguồn vốn tư nhân chỉ tác động rất ít tới môi trường khi triển khai thực hiện nhưng vẫn phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường gây tốn kém, lãng phí.

Phương án 2 (tiếp thu để phù hợp với phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường quy định tại Điều 29b Dự thảo Luật), chỉ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng nêu rõ, phương án 2 có ưu điểm là giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.

Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Phương án này cũng không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng lại có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao. Nhà đầu tư tránh được lãng phí về tài chính, thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường ở ngay giai đoạn này.

UBTVQH cho biết, qua xin ý kiến có 39/50 đoàn ĐBQH có ý kiến đề nghị thực hiện theo phương án 2 là phương án phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường quy định tại Điều 29b Dự thảo Luật.

Về chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tiếp thu ý kiến ĐBQH và thống nhất quản lý về tài chính, ngân sách, Dự thảo Luật đã quy định mang tính nguyên tắc xác định đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường tại Điều 137. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các quy định này theo pháp luật về thuế, phí, lệ phí.

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục chịu thuế, phí bảo vệ môi trường; biểu khung, mức thuế, phí và phương pháp tính.

分享到: