【keo lazio】“Khôn ngoan” nếu ngân hàng tự tái cấu trúc

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:51:43 评论数:

khon ngoan neu ngan hang tu tai cau truc

Liên kết để tạo dựng thương hiệu mạnh là xu hướng tất yếu của hệ thống NH thương mại Ảnh: S.T

Bỏ qua cơ hội

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có 37 ngân hàng cổ phần. Trong đó 8 ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh,ônngoannếungânhàngtựtáicấutrúkeo lazio có thể làm trụ cột cho cả hệ thống. 7 ngân hàng hoạt động ở mức trung bình, 8 ngân hàng có quy mô nhỏ hoạt động lành mạnh, 8 ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động chưa lành mạnh. Còn lại 6 ngân hàng ở tình trạng yếu kém.

Vấn đề tái cấu trúc hệ thống NH không phải đến bây giờ mới được đặt ra. Từ cuối năm 2008, đã có khá nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đang tồn tại quá nhiều NH, hoạt động của các NH nhiều yếu kém. Các NH Việt Nam có quy mô vốn quá mỏng so với các NH trong khu vực và trên thế giới, kể cả đối với các NH thương mại lớn có vốn của Nhà nước.

Vì vậy, tăng vốn điều lệ cuối năm 2008 và cuối năm 2010 là thời điểm thuận lợi để tái cấu trúc lại hệ thống NH thông qua việc sáp nhập, hợp nhất. Nhưng rồi, các cơ hội này đã lần lượt bị bỏ qua.

Hệ thống NH Việt Nam đã “vượt qua” cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà không có một NH nào bị phá sản, sáp nhập, hợp nhất hay giải thể, trong khi tại Mỹ có tới hàng trăm NH bị phá sản, trong đó có sự sụp đổ của Lehman Brothers - một “đại gia” trong giới NH Mỹ.

Tuy nhiên, những bất ổn của hệ thống NH Việt Nam đang bộc lộ ngày càng rõ. Biểu hiện rõ nhất là những diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ, NH với sự vi phạm nghiêm trọng, có tính hệ thống đối với việc vượt trần lãi suất huy động, “lách” trần tín dụng. Bản chất của hoạt động tiền tệ, NH bị làm sai lệch, méo mó, khó kiểm soát, các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền với sự tham gia của những cán bộ NH ngày càng gia tăng… Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này xuất phát từ những yếu kém về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, năng lực quản trị, điều hành của một số NH thương mại yếu kém và sự sa sút về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ NH.

Sự yếu kém này còn khiến cho một số NH nỗ lực duy trì sự tồn tại bằng mọi giá thông qua việc áp dụng nhiều hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo phản ứng lan truyền trong toàn hệ thống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của hệ thống NH.

Thời gian gần đây, bằng những hành động mạnh mẽ, NH Nhà nước đang dần lập lại trật tự và trả lại đúng bản chất hoạt động của thị trường tiền tệ, NH. Cũng vì thế, những yếu kém vốn có của hệ thống NH càng bộc lộ rõ hơn và đe doạ đến sự ổn định chung của toàn hệ thống.

Cách thức tiến hành

Sẽ hiệu quả hơn nếu quá trình này diễn ra tự nguyện thay vì chịu sự ép buộc của các cơ quan quản lý. Chính vì vậy, sẽ là khôn ngoan hơn, nếu các NH chủ động tìm ra hướng đi cho mình.

Đối với các NH hoạt động yếu kém, việc sáp nhập vào NH lớn có vẻ là giải pháp tối ưu hơn cả. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, giá cổ phiếu của nhiều NH đang dưới mệnh giá thì việc tăng vốn để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các NH sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các NH hoạt động yếu kém. Thêm vào đó, với các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt của NH Nhà nước thời gian gần đây, các yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh đã bị triệt tiêu thì các NH chưa có uy tín, thương hiệu sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Khi không thể tự tồn tại, thì việc sáp nhập, bán lại để phát triển là lựa chọn tối ưu hơn cả.

Đối với các NH mạnh, có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các NH hợp nhất. Có thể các NH thương mại Việt Nam còn băn khoăn, thậm chí là hoang mang, lo lắng trước vấn đề này. Nhưng với thế giới, đây là xu hướng tất yếu và là hiện tượng phổ biến.

Hiện nay, hành lang pháp lý cho quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng đã tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, trong đó quyền lợi của khách hàng và người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua lại được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, khách hàng của các tổ chức tín dụng này có thể hoàn toàn yên tâm về quyền lợi của mình khi các tổ chức tín dụng mà khách hàng đang giao dịch thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất hay mua lại.

“Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ được tiến hành với việc chia các ngân hàng thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Nhóm ngân hàng này dự kiến sau 5 năm (từ nay đến năm 2015) sẽ có khoảng 15 tổ chức tín dụng như vậy.

Nhóm thứ hai là nhóm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có quy mô còn nhỏ. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những quy định để đảm bảo quy mô hoạt động trong tầm kiểm soát.

Nhóm thứ ba là nhóm tổ chức tín dụng đang có tình hình tài chính khó khăn cần phải được tái cấu trúc lại. Biện pháp đối với nhóm này là thay đổi lại cổ đông, nâng cao năng lực của cổ đông hoặc cho các tổ chức tín dụng trong nước khác tham gia cổ đông, mua lại hoặc sáp nhập vào các tổ chức tín dụng khác”.

(Trích ý kiến Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcNguyễn Văn Bìnhtrả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII)

TS. Đào Minh Tú(Chánh Văn phòng NH Nhà nước Việt Nam)