【bảng xếp hạng vô địch quốc gia nhật】Để “hạt ngọc” không lênh đênh !

  发布时间:2025-01-25 16:51:31   作者:玩站小弟   我要评论
Trong bối cảnh đầu ra lúa gạo gặp nhiều khó khăn, việc giảm diện tích trồng l&u bảng xếp hạng vô địch quốc gia nhật。

Trong bối cảnh đầu ra lúa gạo gặp nhiều khó khăn,Đểhạtngọckhnglnhđbảng xếp hạng vô địch quốc gia nhật việc giảm diện tích trồng lúa, cân đối sản lượng xuất khẩu gạo vừa phải được gợi mở như lối ra bền vững cho hạt lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân Hậu Giang chiều ngày 25-2.

Doanh nghiệp cam kết mua hàng triệu tấn lúa

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ chân tình với nông dân ĐBSCL khi nói: “Lúa gạo là ngành hàng quan trọng. Lúa gạo chính là hạt nhân hình thành nên nền văn minh lúa nước trước đây để hình thành những nền kinh tế hiện đại. Ông cha chúng ta gọi hạt gạo là “ngọc trời”. Việt Namkhông có tài nguyên nhiều về đất đai. Nhưng sự cố gắng của Nhà nước và người dân đã làm nên câu chuyện kỳ tích về lúa gạo: từ nhập lương thực đến xuất khẩu gạo (đứng thứ hai, thứ ba thế giới). Đây là một kỳ tích”. Song Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhìn nhận: “Năm 2018 có lũ đẹp, nông dân tranh thủ xuống giống tập trung khi lũ rút. Lúa trúng mùa nhưng chín sớm hơn, lại thu hoạch tập trung nên khó bán, giá giảm. Do khó khăn đầu ra nên doanh nghiệp cũng có tâm lý chưa mua”. Cùng lúc này, theo Bộ Công thương, hiện một số nước thay đổi phương thức nhập khẩu gạo: Cho phép nhiều nguồn cung tham gia các đợt đấu thầu để có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh. Nhiều nước trong khu vực nỗ lực xuất khẩu gạo… Các động thái trên đã làm gia tăng lượng cung gạo toàn cầu, tăng tồn kho tại các nước xuất khẩu và làm thay đổi quan hệ cung - cầu theo hướng thị trường thuộc về người mua.

Sau khi thu hoạch lúa, nông dân Hậu Giang tận dụng nguồn rơm để bán.

“Sau ý kiến chỉ đạo thu mua lúa tạm trữ của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa có tăng nhẹ. Song vẫn còn thấp so với năm 2018, giá lúa và khâu tiêu thụ vẫn còn đó những khó khăn. Chuyện tiêu thụ lúa Đông xuân trở nên nóng. Nóng vì doanh nghiệp không đủ hạn mức tín dụng mua lúa cho nông dân. Để giải quyết vấn đề căn cơ, Chính phủ cần có giải pháp, chính sách để xác lập dài hạn hơn cho chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo”, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, phát biểu tại hội nghị.

Những ngày cuối tháng 2-2019, dọc theo tuyến đường nối Cần Thơ - Vị Thanh (Hậu Giang) xuất hiện nhiều xe tải thu mua lúa của nông dân vừa thu hoạch ven đường. “Doanh nghiệp đã mua lúa nhưng giá mua còn quá thấp. Tôi vừa bán lúa cho doanh nghiệp với giá 4.600 đồng/kg. Đây là giống tốt lúa hạt dài, giá bán này thấp hơn cùng kỳ năm ngoái gần 1.000 đồng/kg”, ông Năm Hùng - một nông dân huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, cho biết. Với mức giá này, nông dân chỉ đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/ha, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/ha. Hiện giá lúa ở các địa phương như Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang dao động từ 4.600-5.100 đồng/kg. “Hiện giá lúa Đông xuân giảm khoảng 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán, và giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Nông dân vẫn có lãi nhưng không nhiều. Tôi đề nghị, phía ngân hàng cần tạo ra cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp tiếp cận đủ nguồn vốn mua lúa. Đề nghị các bộ, ngành nên xem xét phân bổ chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ để bình ổn mặt bằng giá lúa ở các địa phương”, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đề xuất.

Giá lúa trong những ngày qua có tăng nhẹ khoảng 100-150 đồng/kg sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các doanh nghiệp thu mua. Song, nhiều vùng nông thôn sâu, nông dân thu hoạch lúa nhưng khó bán cho thương lái. Trước tình hình này, nhiều địa phương như Đồng Tháp đã vận động các hợp tác xã, doanh nghiệp mở kho cho nông dân trữ lúa chờ giá nhích lên mới bán. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về nguồn vốn thu mua lúa. “Câu chuyện lúa gạo sẽ còn bàn dài. Thu nhập nông dân trồng lúa hiện nay thuộc nhóm thấp nhất trong các ngành hàng. Song đây là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp thu mua lúa khi chất lượng gạo tốt nhất trong những năm gần đây. Đề nghị doanh nghiệp có trách nhiệm với nông dân. Họ là đồng minh duy trì chuỗi sản xuất lúa gạo. Chúng tôi cũng rất mừng khi có vài doanh nghiệp cam kết thu mua hàng triệu tấn lúa gạo tại ĐBSCL”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu.

Giảm lúa, cân đối nguồn xuất khẩu

Nguồn vốn, thời gian vay và lãi suất là 3 vấn đề được hầu hết ý kiến của doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề cập. Cụ thể theo một số doanh nghiệp, những năm gần đây xuất khẩu gạo thuận lợi ngay từ đầu năm. Doanh nghiệp mua rồi xuất, nhanh quay vốn. Nay khó khăn đầu ra nên cần vay thời gian dài để trữ chờ thời điểm xuất thích hợp. “Tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ diễn biến phức tạp và cạnh tranh khốc liệt hơn trong năm 2019”, đây là nhận định của ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Theo ông Nam, hiện nay do tình hình thu hoạch rộ nên nhu cầu thu mua dự trữ lưu thông tăng đột biến. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực đều thiếu vốn dự trữ lưu thông so với hoạt động bình thường. VFA đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xem xét chỉ đạo các ngân hàng thương mại có gói tín dụng riêng cho đợt thu mua dự trữ này, thời gian dài tối đa 6 tháng để các doanh nghiệp tăng cường thu mua hết lúa hàng hóa trong tháng 3 và chủ động lựa chọn thời gian bán ra thích hợp giúp nông dân có nguồn vốn kịp thời đầu tư cho vụ Hè thu sắp tới.

Hồi đáp những kiến nghị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng cho biết: “Ngân hàng cam kết phối hợp với các bộ và địa phương cung cấp đủ vốn, tập trung giải quyết vốn kịp thời cho doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại tuân thủ trần lãi suất 6%/năm”. Ông Lê Minh Hưng cũng chỉ đạo: Các tổ chức tín dụng phải làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để nắm bắt tháo gỡ các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp trong ngắn hạn; linh hoạt cho vay từng phương án không được cứng nhắc, đặc biệt quan tâm đơn giản hóa thủ tục cho vay để doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã có những phân tích tinh tế: “Hiện các nước nhập khẩu cũng đa dạng hóa nguồn nhập khẩu tránh phụ thuộc vào một thị trường. Việt Namcần có những giải pháp căn cơ - tối ưu hóa nguồn cung. Trước mắt sản lượng xuất khẩu gạo dao động ở ngưỡng 5 triệu tấn/năm là hợp lý (nếu ở ngưỡng 6 hoặc trên 6 triệu tấn sẽ gặp khó). Những năm qua, có một số doanh nghiệp lơ là chạy theo số lượng xuất khẩu mà thiếu kiểm soát chất lượng bị “tuýt còi” rất đáng tiếc. Điều chúng ta cần làm là sớm chính quy hóa sản xuất lúa gạo theo chuỗi sản xuất - truy xuất nguồn gốc. Cần xem đây là yêu cầu của xã hội hiện đại - chứ không phải rào cản”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có những phản hồi tương đồng với kiến nghị của Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh: “Bộ NN&PTNT đang tổng rà soát lại diện tích sản xuất lúa căn cơ để phục vụ cho tổng kết chương trình an ninh lương thực. Trong đó, Bộ sẽ chủ động đề xuất giảm khoảng 500.000ha diện tích trồng lúa/4 triệu héc-ta ở những vùng đất khó, kém hiệu quả. Đồng thời thực hiện tái cơ cấu đồng bộ ngành hàng lúa gạo. Theo đó, khâu sản xuất phải gắn chặt chuỗi liên kết; đầu tư sâu khâu chế biến để tận dụng khai thác các sản phẩm từ hạt gạo; tổ chức thị trường đa dạng và tập trung cạnh tranh ngay sân nhà Việt Nam”.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 năm qua, sản lượng lúa các nước đạt 700-709 triệu tấn, lượng gạo thương mại 31-48 triệu tấn/năm. Các quốc gia có sản lượng gạo lớn nhất bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Brazil, Nhật Bản. Sản lượng lúa của Việt Nam từ 42-45 triệu tấn, sản lượng gạo từ 26-29 triệu tấn/năm. Trong đó, dòng gạo 5% và 25% tấm, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có sự gia tăng, rút ngắn sự chênh lệch giá xuất khẩu với các nước, thậm chí có lúc giá cao hơn do tỷ lệ các loại gạo thơm, chất lượng cao gia tăng trong cơ cấu gạo xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt trên 3 tỉ USD, cao nhất trong 6 năm qua.

 

Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG

相关文章

最新评论