【lich thi đau bong đa hôm nay】DNNN chưa đạt được kỳ vọng
Bước đầu thành công
Thực tế cho thấy,ưađạtđượckỳvọlich thi đau bong đa hôm nay quá trình tái cấu trúc DNNN được khởi phát với tên gọi đổi mới và sắp xếp lại các DNNN từ đầu thập niên 90, với chủ trương buộc giải thể, cho thuê, sáp nhập một số DNNN hoạt động kém hiệu quả; tiến hành cổ phần hóa một bộ phận lực lượng DNNN; xây dựng các tổng công ty (90 và 91); thí điểm tổ chức tập đoàn kinh tế Nhà nước ...
Chỉ trong giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 10-2011, cả nước đã sắp xếp được 4.757 DN (không kể chuyển thành công ty TNHH một thành viên); trong đó CPH 3.388 DN và bộ phận DN; giao 189 DN, bán 135 DN; khoán kinh doanh, cho thuê 30 DN; sáp nhập 427 DN; hợp nhất 110 DN; giải thể 220DN; phá sản 56 DN...
Việc sáp nhập, hợp nhất chủ yếu đối với những DN kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề đã làm giảm đầu mối, tăng quy mô DN, tạo điều kiện cho DN tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất hiện có. Tuy nhiên, một số DN hoạt động kém hiệu quả khi sáp nhập vào DN khác lại vô hình trung làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của DN nhận sáp nhập.
Đáng chú ý, một số DN của địa phương có khó khăn về tài chính, thị trường... đã được UBND tỉnh thống nhất với các tập đoàn, TCT nhà nước có ngành nghề kinh doanh tương đồng hoặc có tiềm lực về tài chính để chuyển về các tập đoàn, TCT này thực hiện tái cơ cấu, phát triển sản xuất kinh doanh trước khi CPH. Nhiều DN sau khi về các tập đoàn, TCT đã được giải quyết khó khăn về vốn, thị trường, công nghệ, hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Cũng nhờ sắp xếp lại, cơ cấu DNNN đã được điều chỉnh một bước cơ bản, số lượng DN giảm mạnh, từ 5.655 DN vào năm 2011 chỉ còn 1.309 DN vào tháng 10-2011.
Tồn tại còn nhiều
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng công tác sắp xếp, chuyển đổi sở hữu của DNNN trong những năm qua vẫn còn khá nhiều tồn tại.
Yếu tố đầu tiên liên quan đến một số cơ chế, chính sách ban hành thường chậm, chưa kịp thời giải đáp, tháo gỡ được yêu cầu của thực tiễn, do vậy đã ít nhiều giảm hiệu quả của một số DNNN sau khi thực hiện “tái cơ cấu”. Cụ thể đã hơn một năm kể từ ngày toàn bộ công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên nhưng đến nay vẫn chưa ban hành quy định về tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, về thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với loại công ty này.
Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Lực lượng DNNN tuy đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, nhưng sự đóng góp cho nền kinh tế không tương xứng, xét về tỷ trọng đóng góp cho GDP (khoảng 27-28% GDP), giải quyết việc làm, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, tiền vốn, nguyên vật liệu...) kém hơn các loại hình doanh nghiệp khác... Ngay cả một số tập đoàn, TCT cũng có số lỗ lớn, chủ yếu do cơ chế giá và làm chính sách.
Mặt khác, trong nhiều DNNN, sự lãng phí, thất thoát nguồn lực còn lớn, nhất là trong các ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, trong đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nhập khẩu thiết bị, vật tư. Đáng chú ý, một số vụ việc tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở DNNN gây hậu quả không nhỏ về kinh tế, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của DNNN.
Ông Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, DNNN chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư, hoặc đầu tư không hiệu quả, không phải đầu tư theo phong trào ra ngoài ngành khiến tiềm lực của DNNN bị ảnh hưởng như thời gian qua. Trong khi đó nhiều lĩnh vực kinh tế cần vai trò của Nhà nước thì đang trống. Điển hình là khâu lưu thông phân phối hiện nay rất cần vai trò chi phối của Nhà nước.
Không những thế, một số tập đoàn, TCT hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con nhưng quản lý nội bộ còn yếu kém. Cụ thể như nhiều đơn vị chưa hoàn thiện quy chế quản lý, vẫn còn hiện tượng công ty mẹ với tư cách là chủ sở hữu, cổ đông lớn can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của công ty con.
Ngoài ra, do công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN và hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy quản lý DNNN ở nhiều nơi chưa thường xuyên, sát sao và chặt chẽ, có nơi, có lúc còn buông lỏng, đặc biệt trong giám sát ngành nghề kinh doanh nên chưa kịp thời phát hiện những yếu kém của DN. Từ đó chậm phát hiện và xử lý cán bộ quản lý DN có sai phạm. Thường các vụ việc chỉ được phát hiện sau khi thanh, kiểm tra hoặc có khiếu nại, tố cáo.
Trước thực tế trên, tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu qủa DNNN do Văn phòng Chính phủ tổ chức mới đây, các đại biểu tham dự đều thừa nhận đã đến lúc DNNN cần được tái cơ cấu mới để có cơ cấu hợp lý hơn.
T.T
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Việt Nam, China hold talks on maritime issues
- ·Vietnamese, Lao top legislators want parliamentary ties to become 'exemplary model' in region, world
- ·NA Chairman sets off for official visits to RoK, India
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Vietnamese leaders extend condolences to US over losses in tornadoes
- ·Vietnamese PM receives former PM of Japan
- ·Việt Nam, Switzerland eye stronger educational cooperation
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·National Assembly Chairman Vương Đình Huệ receives Korean business leaders
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Việt Nam supports returning to 2015 Iran nuclear deal
- ·National Assembly Chairman to attend APPF
- ·Việt Nam highlights importance of long
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·NA Standing Committee completes 6th session
- ·President Phúc meets Cambodian legislative leaders, attends ceremony for VN
- ·Education must be locomotive to push Hà Giang’s development: President
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Vietnamese National Assembly Chairman holds talks with Indian Lok Sabha Speaker