Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân |
Ngày 20/9,Ápthuếvớiđồuốngcóđườngđểbảovệsứckhỏengườidâbóng đá tỷ lệ bóng đá tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi).
Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp góp ý nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), vấn đề đánh thuế TTĐB đối với bia - rượu - nước giải khát có đường; đề xuất áp 10% thuế thuế TTĐB đối với đồ uống có đường tác động như thế nào tới doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất; ngân sách nhà nước; tăng trưởng kinh tế…
Phát biểu tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, Luật Thuế TTĐB đã góp phần xử lý các bất cập phát sinh trong từng giai đoạn. Với lần sửa đổi tổng thể này, Luật Thuế TTĐB năm 2024 sẽ góp phần thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về cải cách hệ thống thuế và phù hợp với các chủ trương, giải pháp tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; mở rộng cơ sở thu thuế mới phù hợp với xu thế và thông lệ quốc tế, tăng thu ngân sách và góp phần đảm bảo sức khỏe của nhân dân, tăng tính hiệu quả, minh bạch và công bằng của hệ thống thuế Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Việt. |
Theo đó, dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đã định nghĩa lại rõ hơn về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế và người nộp thuế. Đồng thời, dự thảo luật cũng đã mở rộng thêm đối tượng chịu thuế và tăng thuế suất với một số sản phẩm đồ uống được coi là có hại cho sức khỏe…
Đánh giá về thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thuế TTĐB đối với đồ uống có đường phải được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, về đối tượng chịu thuế, thuế suất và cách thức sử dụng nguồn thu cho các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2024, dù tỷ lệ mắc bệnh thừa cân béo phì tăng từ 2,1% lên 3,6% và nằm trong số 14 nước có tỷ lệ thừa cân béo phì thấp nhất thế giới (xếp thứ 179/192), nhưng tốc độ tăng thừa cân béo phì ở nhóm dân số dưới 19 tuổi ở mức cao (tăng bình quân 5,7%/năm với nhóm dưới 5 tuổi, và 8,4%/năm với nhóm 5-19 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh thừa cân béo phì của trẻ em Việt Nam ở mức 19%, xếp thứ 108/192 quốc gia. Điều này cho thấy, bệnh thừa cân béo phì tại Việt Nam tăng nhanh chủ yếu thuộc nhóm 5-19 tuổi. Do vậy, liệu việc áp thuế cao hơn có điều tiết được hành vi tiêu dùng của nhóm này vẫn là bài toán cần lời giải.
Còn theo đại diện Ban Pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), nước giải khát có đường là mặt hàng mới được bổ sung vào diện chịu thuế với thuế suất dự kiến 10%. Lý do được đưa ra là nhằm chống lại tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng tại Việt Nam hiện nay.
Việc đưa mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB sẽ có 1 số tác động tích cực như tăng nguồn thu ngân sách, các doanh nghiệp cũng thay đổi thành phần, công thức sản xuất nước giải khát để sản xuất các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đại diện Ban Pháp chế VCCI đề nghị có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp thực hiện, cũng như lộ trình phù hợp của chính sách thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.
Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 tới. Theo các chuyên gia, dự thảo luật đã bổ sung một số mặt hàng vào diện chịu thuế TTĐB; một số mặt hàng được điều chỉnh thuế suất với lộ trình cụ thể. |