【kết quả trận dallas】Công tác chống buôn lậu tại các tỉnh phía Nam: Mừng và lo!
Phóng viên Báo Công Thương “mục sở thị” kho hàng thuốc lá lậu và đường cát Thái Lan nhập lậu bị các lực lượng chức năng thu giữ |
Điểm mặt những “ông trùm” hàng lậu
Năm 2015,ôngtácchốngbuônlậutạicáctỉnhphíaNamMừngvàkết quả trận dallas Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả mà đứng đầu là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban. Với sự quyết liệt này, nhiều phương án “bắt hổ” đã được lập và không ít “ông trùm” buôn lậu đã xọ khám!
TP.Hồ Chí Minh là trung tâm chứa trữ hàng nhập lậu lớn nhất cả nước. Năm qua, một số đối tượng cầm đầu đã bị bắt giữ. Tiêu biểu, ngày 3/1/2015, Công an TP.Hồ Chí Minh kiểm tra các điểm chứa hàng tại xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi và thu giữ 62.000 bao thuốc lá lậu. Trùm buôn lậu Nguyễn Văn Nê khai, số hàng lậu này đưa từ Campuchia qua Tây Ninh về TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Ngày 8/1, công an bắt giữ “ông trùm” Nguyễn Văn Tới (xã Mỹ Quý Tây, Đức Huệ, Long An) và 52.000 bao thuốc lá, 22 xe máy và 2 xuồng cao tốc. Ngày 9/7, lực lượng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan kiểm tra 4 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại TP.Hồ Chí Minh, thu giữ gần 10 tấn mỹ phẩm nhập lậu. Hàng lậu hầu hết đóng gói từ Trung Quốc nhập qua biên giới Lũng Vài (Lạng Sơn) chuyển bằng đường sắt vào bán cho các Spa tại TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 8/12/2015, công an bắt quả tang Giám đốc Công ty E- Birds Trần Văn Bùi (quận Bình Thạnh) bán 2 kg chất tạo nạc salbutamol cho Võ Văn Thanh (tỉnh Tiền Giang). Tại Công ty E- Birds, công an thu giữ thêm 17,5 kg chất salbutamol. Từ đầu mối này, công an bắt Trần Công Đài (quận Tân Bình) đang bán 1 gói salbutamol 0,5 kg; Nguyễn Thế Hậu (quận Thủ Đức) và Lê Minh Tuấn (quận Phú Nhuận) đang mua 5 kg salbutamol của một công ty khác. Số salbutamol này đủ để pha trộn hàng nghìn tấn thức ăn chăn nuôi và các đối tượng khai là hàng nhập lậu.
Kiên Giang là tỉnh có vùng biển rộng lớn, nạn buôn lậu xăng dầu, đường cát, hàng tiêu dùng bằng tàu biển thường diễn ra. Ngày 28/3, trên vùng biển đảo Côn Sơn, Cảnh sát biển bắt quả tang tàu Shoel Maru (quốc tịch Saint Kitts & Nevis) chở 611.000 lít dầu DO bất hợp hợp pháp. Tàu Shoel Maru có hành vi mua bán, sang mạn dầu trái phép với tàu Phước Lợi do Đoàn Văn Nghĩa (tỉnh Tiền Giang) làm thuyền trưởng.
Hàng loạt các vụ tiêu hủy thuốc lá lậu số lượng lớn tới hàng trăm ngàn gói đã được lực lượng chức năng thực hiện trong năm qua tại An Giang. Chỉ trong 3 tháng (15/7-15/10/2015), QLTT TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện 395 cơ sở dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vi phạm; tịch thu 919 sản phẩm, tiêu hủy 163.072 sản phẩm và 2.881 kg…
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về những cái “được” từ sự quyết liệt chống buôn lậu trong năm 2015 của các cơ quan chức năng tại các tinh phía Nam.
Nỗi lo “nước lũ” hàng lậu tràn về!
Bên cạnh sự vui mừng vì hàng loạt vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm bị triệt phá vẫn còn nỗi lo hàng lậu chưa hết “làm loạn” thị trường.
Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.Hồ Chí Minh - Phan Hoàn Kiếm - nhìn nhận, mặt hàng đường cát nhập lậu qua Long An về thành phố phần lớn vận chuyển bằng xe tải tiếp tục tăng. Gần cuối năm 2015, một số công ty, cửa hàng còn gia tăng hoạt động kinh doanh vải, quần áo, thực phẩm chế biến, đồ dùng sinh hoạt nhập lậu biên giới phía Bắc; gian lận số lượng, chủng loại trong nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc, Lào, Campuchia; gian lận trong nhập khẩu chính ngạch qua cảng biển hoặc xách tay.
Phó Chi cục QLTT Long An Nguyễn Tấn Vĩnh đánh giá, tình hình buôn lậu tiếp tục được kiểm soát nhưng mỗi ngày hiện vẫn còn khoảng 5 - 10 tấn đường cát, 40-60 thùng thuốc lá thẩm lậu qua biên giới tại huyện Đức Huệ và thị xã Kiến Tường.
Một lượng khá lớn thuốc lá lậu chưa kiểm soát được thuộc xã Phước Chỉ (Trảng Bàng, Tây Ninh) giáp xã Mỹ Quý Đông (Đức Huệ, Long An) chuyển ra sông Vàm Cỏ Đông đưa về TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. “Thủ đoạn của buôn lậu là lợi dụng các đường mòn, lối mở, kênh rạch chằng chịt, thuê người vác qua biên giới; cắt cử người đeo bám QLTT; sử dụng phương tiện cao tốc chuyển hàng gây khó cho lực lượng kiểm tra”, ông Vĩnh cho biết.
Trên biên giới Tây Nam, các cơ quan chống buôn lậu cho rằng, địa bàn vùng biên giới rộng, lực lượng chống buôn lậu mỏng nên hàng lậu như “nước lũ tràn về” khó kiểm soát được.
Phó Chi cục QLTT Tây Ninh Châu Thanh Long lo lắng, tình hình buôn lậu qua biên giới ở Tây Ninh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, với những mặt hàng chủ yếu là thuốc lá, rượu - bia, hàng tiêu dùng... Gần đây nổi lên nạn dùng ôtô chở đường cát số lượng lớn từ Campuchia, thay bao bì nhãn hiệu đường Việt Nam tiêu thụ. “Đối tượng đầu nậu tổ chức điều hành chặt chẽ, trang bị hiện đại, vận chuyển hàng ban đêm, thay đổi thời gian, tuyến đường vận chuyển bằng xuồng cao tốc, ôtô tải có thiết kế hầm để giấu hàng lậu” - ông Châu chia sẻ.
Nỗi lo trên thực sự là bài toán khó giải cho các lực lượng chức năng bởi chế tài chưa đủ mạnh, lực lượng chống buôn lậu còn quá mỏng và đặc biệt sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa thực sự hiệu quả; công tác truyền thông để người dân không sử dụng và buôn bán hàng lậu còn hạn chế...
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2015 cả nước đã xử lý gần 187.000 vụ vi phạm về hàng hóa, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm 2014; thu khoảng 11.500 tỷ đồng, khởi tố 1.123 vụ với 1.281 đối tượng. |
相关推荐
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Tài xế xe chở rác đập phá taxi: Công an TP.HCM thông tin
- Say rượu, nam thanh niên chạy xe tông một phụ nữ nhập viện
- Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị đề nghị mức án 4
- Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- Phá đường dây mua bán ma túy trong bệnh viện tại Thanh Hoá
- Ăn chặn tiền từ thiện trong bão lũ sẽ bị phạt thế nào?
- Sự thật cái chết của người đàn ông trong chiếc ô tô bị nạn trên đèo Bảo Lộc