当前位置:首页 > Thể thao

【ket qua ty so】Cải thiện hoạt động công ty tài chính để phát triển tín dụng tiêu dùng

cai thien hoat dong cong ty tai chinh de phat trien tin dung tieu dung

Thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn nếu giải quyết được những tồn tại. Ảnh: ST.

Tăng trưởng mạnh

Theảithiệnhoạtđộngcôngtytàichínhđểpháttriểntíndụngtiêudùket qua ty soo dự báo, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam chắc chắn sẽ rất sôi động, nhờ vào việc các ngân hàng và các công ty tài chính đang đầu tư mạnh mẽ nhằm cung ứng các giải pháp và sản phẩm tốt hơn nữa cho thị trường vay tiêu dùng. Ngoài ra, thị trường này cũng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài “để ý”, tạo thành những làn gió mới như gần đây, Shinhan Bank mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ tại Việt Nam; các tập đoàn lớn Hàn Quốc như Lotte và Shinhan mua lại TechcomFinance và Prudential Finance…

Nhờ đó, quy mô của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam có đà tăng trưởng mạnh, năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% (năm 2016) lên 18% vào năm 2017. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, số lượng trên còn khiêm tốn bởi tỷ trọng này tại Trung Quốc là 20%, các nước ASEAN-5 đạt mức 34%. Mặt khác, thị phần của thị trường tài chính tiêu dùng đang chỉ tập trung vào 4 công ty lớn là FE Credit (50%), Home Credit (17%), HD Saison (13%) và Prudential Finance (8%), với tổng mức chiếm tới 90% thị phần nên dễ dẫn đến nhiều rủi ro, thậm chí là khả năng thao túng thị trường, hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng…

Thực tế cho thấy, lời cảnh báo trên đã và đang diễn ra khi thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phải lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng về những rủi ro, thủ đoạn lừa đảo dễ mắc phải khi vay tiêu dùng tại một số công ty tài chính.

Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay liên tục nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc các công ty tài chính không giải thích rõ ràng điều khoản của hợp đồng như lãi suất, thời hạn, các mức phạt; bị đòi nợ liên tục, thái độ của nhân viên chưa đúng mực hoặc bị quấy rối đòi nợ trong khi không hề vay vốn…

Chia sẻ về việc phát triển của công ty tài chính trong hội thảo mới đây, ông Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc Nguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm huy động nguồn vốn của FE Credit cho biết, thị trường cho vay tiêu dùng cũng đang đặt ra sức cạnh tranh lớn nên công ty đã tiến tới áp dụng khoa học công nghệ có sẵn, sử dụng thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)... Tuy nhiên, rủi ro là có gần 16.000 nhân viên làm việc ở FE Credit, nên không tránh được những cá nhân vì chỉ tiêu đã làm ảnh hưởng đến các tình hình chung. Do đó, ông Phúc cho biết, công ty đã nhìn nhận lại được vấn đề để đi đúng hướng hơn.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Dù vậy, phát triển cho vay tiêu dùng là một hướng đi đúng của nền kinh tế, giúp mở rộng việc tiếp cận tài chính đối với người dân và cả những hộ kinh doanh, DN nhỏ, siêu nhỏ, mới thành lập chưa đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng của DN. Nhưng với cách thức hoạt động đặc thù, các công ty tài chính cũng dễ gặp phải rủi ro. Trong đó có rủi ro lãi suất, do lãi suất thả nổi nên khi gia tăng biến động lãi suất sẽ khiến người đi vay mất khả năng chi trả, gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty tài chính.

Vì thế, TS. Cấn Văn Lực nhận định, hiệu quả kinh doanh của một số công ty tài chính khó có thể giữ được mức như hiện tại trong tương lai. Bởi về dài hạn, hoạt động tín dụng tiêu dùng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thiếu bền vững do tập trung vào một phân khúc khách hàng, không có tài sản thế chấp, thẩm định khách hàng chưa kỹ lưỡng… Ngoài ra, việc thiếu hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia sẽ gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đã cơ bản ban hành đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính và các tổ chức tín dụng; trong đó yêu cầu các công ty tài chính phải đưa ra quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng để đảm bảo minh bạch, công khai về lãi suất. Ngoài ra, cơ quan này cũng yêu cầu phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động cho vay để hạn chế rủi ro, giảm chi phí từ đó có điều kiện giảm lãi suất.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, để tránh rủi ro trước khi đi vay, chính người tiêu dùng cần sáng suốt, thông minh khi lựa chọn, quyết định đi vay. Về vấn đề này, bà Đỗ Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Chuyển đổi Kinh doanh Home Credit cho biết, Home Credit Việt Nam tích cực hỗ trợ, nâng cao nhận thức của người dân về an toàn tài chính cá nhân thông qua việc thiết lập các địa điểm tư vấn, hoặc tổ chức các hội thảo. Mặt khác, đối với các công ty tài chính, điều cần làm là đầu tư nhiều hơn nữa hệ thống công nghệ và xây dựng hệ thống quản lý khách hàng vay, áp dụng các chuẩn mực trong quản trị rủi ro, áp dụng mức lãi suất hợp lý với mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu cả 2 vấn đề trên được giải quyết thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ đi đúng hướng với tiềm năng sẵn có.

分享到: