【ketquabonhda】Vùng ĐBSCL đảm bảo yêu cầu an ninh lương lthực và xuất khẩu

Báo Cà Mau(CMO) Đó là khẳng định của Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch Covid-19 của Bộ NN&PTNT (Tổ công tác 970) về kết quả sản xuất đến hết tháng 8/2021 tại các tỉnh vùng Nam Bộ.

Theo Tổ công tác 970, hiện lúa, gạo ở các tỉnh vùng Nam Bộ sản lượng lúa ước đạt 16,86 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến sản lượng những tháng còn lại khoảng 8,78 triệu tấn.  Ngoài đáp ứng nhu cầu lương thực cho phần thiếu hụt của vùng Đông Nam Bộ, thì vùng ĐBSCL còn thừa khoảng 3 triệu tấn gạo đảm bảo yêu cầu an toàn lương thực và xuất khẩu.

Về sản lượng rau, màu toàn vùng Nam Bộ ước đạt 3,83 triệu tấn. Dự kiến thu hoạch những tháng còn lại là 54.000 ha với khoảng 986 ngàn tấn. Ngoài việc cung ứng cho vùng Đông Nam Bộ thì ĐBSCL còn gần 1.500 ngàn tấn rau củ các loại cần được tiêu thụ.

Cà Mau dự kiến, thời gian thu hoạch vụ hè thu kéo đến 15/9/2021 với sản lượng trên 130.000 tấn và đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng – tiêu thụ.

Tổ công tác cũng đã nhận định đánh giá tình hình về cây ăn trái dự kiến sản lượng những tháng còn lại khoảng 1,75 triệu tấn. Trái cây là mặt hàng cần khuyến khích tiêu dùng mạnh trong mùa dịch Covid-19 khi có gần 400 ngàn tấn cần được tiêu thụ trong tháng 9 và hơn 1,3 triệu tấn cần tiêu thụ đến tháng 12/2021.

Song song đó, tổ công tác cũng đánh giá về tiềm năng của đàn heo, gia cầm và thủy sản toàn vùng: Tổng đàn heo ước đạt 8 triệu con, sản lượng 869 ngàn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020; gia cầm sản lượng 343 ngàn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2,006 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Tổ công tác 970, đã qua công tác chỉ đạo điều hành, sản lượng nông sản thu hoạch 8 tháng đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm hiện tại của người dân 19 tỉnh, thành Nam Bộ. Thời gian tới, công tác chỉ đạo điều hành sản xuất vẫn được duy trì, đảm bảo sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Thời gian từ nay đến cuối năm 2021, Tổ công tác 970 kiến nghị các tỉnh thành Nam Bộ cần chủ động thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về hạn chế đến mức tối đa việc ban hành các quy định riêng của từng địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Tham khảo và phối hợp với nhau trong việc thực hiện các quy định về giãn cách xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp, máy móc, trang thiết bị thông suốt giữa các tỉnh phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản. Xây dựng kế hoạch sản xuất trong và sau giai đoạn giãn cách nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng nông sản ổn định, lâu dài.

Trong chuỗi sản xuất, chế biến nông lâm sản và thủy sản: Đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động tham gia chuỗi sản xuất (từ sản xuất giống đến chế biến). Các cơ sở, doanh nghiệp lập danh sách công nhân ưu tiên tiêm vắc xin (bao gồm công nhân chưa tiêm, công nhân đã tiêm mũi 1). Đảm bảo đủ nhân lực cho hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản. Cho phép các đối tượng đã tiêm vaccine hoặc bị nhiễm Covid nhưng đã khỏi bệnh tham gia sản xuất.

Bên cạnh đó, tổ chức xét nghiệm nhanh Covid, tổ chức nhiều điểm xét nghiệm, đảm bảo người lao động được xét nghiệm trong khi đang tham gia hoạt động sản xuất (vận chuyển thức ăn, vật tư, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm từ tỉnh này sang tỉnh khác). Xem xét việc cho phép doanh nghiệp được xét nghiệm nhanh và chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm.

Xem xét cho phép doanh nghiệp mở rộng “3 tại chỗ” khi đủ điều kiện; chuyển từ phương án “3 tại chỗ” sang phương án “1 cung đường, nhiều điểm đến”. Doanh nghiệp xây dựng phương án “y tế tại chỗ và 3 xanh” (công nhân xanh; nơi ở của công nhân xanh; nhà máy, cơ sở sản xuất xanh, doanh nghiệp được chủ động xử lý y tế)./.

Phong Phú

 

 

 

La liga
上一篇:Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
下一篇:25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn