【kết quả botosani】Chà bông càng rẻ càng độc
Ít ai biết được loại thực phẩm tưởng chừng cao cấp này khi bỏ mối cho các điểm bán lại có giá siêu rẻ,àbôngcàngrẻcàngđộkết quả botosani chỉ vài chục ngàn đồng/kg. Nhiều người ăn thấy ngon, rẻ nhưng không biết để có giá rẻ đến vô lý như thế, các cơ sở chế biến chà bông đã dùng “chiêu” nhằm... hạ giá thành.
Giá nào cũng có
Trong vai người sắp mở xe bánh mì bán cho sinh viên, chúng tôi liên hệ các đầu mối để học nghề. Người có kinh nghiệm cho hay chỉ cần đồ chua và nước xốt cho ngon; còn chà bông, thịt nguội cứ mua loại rẻ nhất thì sẽ lời nhiều.
Theo công thức làm chà bông từ các đầu bếp, thịt sau khi sấy khô chỉ còn 1/3 trọng lượng, không tính gia vị, gas, công làm thì giá chà bông đã đội lên gấp ba. Như vậy, với giá gà hiện nay là 50.000 đồng/kg (thịt ức, nguyên liệu để làm chà bông gà), giá hợp lý cho 1 kg chà bông phải khoảng 200.000 đồng/kg (tính luôn lợi nhuận tối thiểu) nhưng thực tế thì sao?
Chúng tôi liên hệ với một đầu mối nhận gia công chà bông trên đường Nguyễn Đình Chính (quận Phú Nhuận, TP HCM) thì được báo giá sỉ chỉ 95.000 đồng/kg với điều kiện lấy trên 5 kg, hàng giao tận nơi.
Ngạc nhiên hơn là khi liên hệ với một công ty chuyên sản xuất chà bông (có hàng bán trong siêu thị), do hỏi mua số lượng ít, dưới 50 kg nên nhân viên giới thiệu chúng tôi ra một sạp tại chợ Bình Tây (quận 6). Thấy khách “mới vào nghề” nên cô này tư vấn thêm: “Khi ra đó phải bảo họ lấy hàng của công ty, có tem nhãn đàng hoàng, đừng nghe họ mua loại rẻ nhất, toàn hàng bậy bạ, không bảo đảm đâu!”. Nghe vậy, chúng tôi liền hỏi giá để tránh bị hớ thì cô này nói “khoảng 80.000 đồng/kg”. Vậy không hiểu loại “bậy bạ”, giá còn rẻ cỡ nào?
Khảo sát tại chợ Bình Tây, các loại chà bông hầu hết được bán dạng xá, đựng trong bịch nhựa, bên ngoài chỉ ghi “gà”, “heo”, “bò”… chứ không có thông tin về nơi sản xuất. Tại đây, khách có thể đặt hàng theo giá, chỉ cần 65.000 đồng/kg là có chà bông “bảo đảm ngon” để về bán.
Đâu là bí quyết?
Có mặt tại cơ sở sản xuất chà bông không phép của bà Đỗ Thị Tân (SN 1984, quê Thanh Hóa) nằm sâu trong hẻm trên đường Vĩnh Lộc (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) khi đoàn kiểm tra liên ngành huyện ập vào bắt quả tang ngày 1-10, chúng tôi phần nào có được câu trả lời.
Chủ cơ sở sử dụng thịt gà thải đã bốc mùi hôi thối để chế biến chà bông. Bột mì được tẩm ở hầu hết các khâu nhằm tăng trọng lượng và xem là nguyên liệu chính nhưng không được nhắc tới trong thành phần của chà bông.
Quan sát tại cơ sở còn có bột màu như bột bắp nhưng lại có mùi thịt, nhiều chai lọ hương thịt, hương nước mắm và có cả đường hóa học, chất cấm dùng trong thực phẩm. Dù chà bông là loại dễ bị mốc nhưng khi chế biến xong, chủ cơ sở chỉ đóng gói sơ sài trong túi ni-lông, xếp lăn lóc khắp nhà nhưng không hề hấn gì nên chắc chắn là đã được ướp đầy chất bảo quản.
Tại cuộc đột kích trên, đoàn kiểm tra đã thu giữ trên 1,1 tấn hàng, trong đó có hơn 800 kg chà bông chuẩn bị đưa đi tiêu thụ cho thấy quy mô của cơ sở và không biết đã có bao nhiêu người tiêu dùng sử dụng loại thực phẩm độc hại này?
Tuy nhiên, theo đánh giá của những người trong nghề thì mức độ gian dối của cơ sở trên vẫn chưa phải là nhất. “Trước đây, chúng tôi từng phát hiện cơ sở độn carton hay sử dụng sản phẩm động vật bệnh, chết để chế biến chà bông” - một cán bộ thú y huyện Bình Chánh cho biết.
Ngoài ra, tình trạng sử dụng thịt gà để ra chà bông… heo, dùng thịt heo để làm khô bò cũng hết sức bình thường. TS-BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam của Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng công nghệ ngày nay có thể làm dễ dàng những sản phẩm trên. Quan trọng là với các cơ sở sản xuất chui, không ai kiểm soát thì họ luôn chọn nguyên liệu, phụ gia, phẩm màu rẻ tiền nhất để có lời nhiều. Đó đều là những loại hóa chất độc hại với sức khỏe con người.
Chợ sỉ cũng bó tay Về quản lý mặt hàng thực phẩm khô tại chợ sỉ Bình Tây, trong buổi làm việc với Cục QLTT mới đây, đại diện QLTT phụ trách địa bàn thừa nhận việc bán hàng xá, không nhãn mác đã là “thực trạng trước giờ” ở chợ. “Nếu kiểm tra triệt để thì chắc ngành hàng này không còn ai được bán. Do đó, việc kiểm tra chỉ tiến hành đối với những mặt hàng có thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như vụ “khô bò ướt” được làm từ phổi heo thối mới đây” - vị này cho biết. Khó quản thức ăn đường phố Những loại thực phẩm giá rẻ từ các cơ sở chui phần lớn được cung cấp cho các điểm bán thức ăn đường phố, đây là loại hình kinh doanh đang làm đau đầu cơ quan quản lý. Theo thống kê, TP HCM có khoảng 16.443 điểm bán với gần 24.000 người tham gia kinh doanh. “Việc quản lý các cơ sở này được phân về tuyến phường/xã nhưng tuyến này chưa có cán bộ chuyên trách nên quản lý còn rất lỏng lẻo. Vì thế, thức ăn đường phố đã phát triển vượt mức kiểm soát của cơ quan chức năng” - lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM nói. |
Theo Nguoilaodong
相关推荐
- Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- Công an Hà Nội đang điều tra vụ rửa tiền nhiều nghìn tỷ đồng
- Cán bộ nói thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử
- Trích xuất camera điều tra vụ tai nạn giao thông xe Ferrari khiến 1 người chết
- Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- Loạt dự án thoát nước 'lụt' tiến độ, Hà Nội truy trách nhiệm người đứng đầu
- Thường trực Ban Bí thư: Thông tin đối ngoại cần phản bác luận điệu xuyên tạc
- Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng hội đàm với Bí thư Thành ủy Bắc Kinh