Những nhân tố đảm bảo an ninh lương thực | |
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu | |
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam |
Thực phẩm được bày bán tại một siêu thị ở Thổ Nhĩ Kỳ |
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng trở lại vào ngày 22/8 do những lo ngại về việc nguồn cung từ Nga sẽ bị gián đoạn hơn nữa. Tuy nhiên, giá ngũ cốc, dầu ăn và những thực phẩm ăn kiêng chính trên khắp thế giới dường như đã quay trở lại mức thường thấy trước khi cuộc xung đột này bắt đầu.
Cho đến gần đây, Nga và Ukraine là những cường quốc nông nghiệp, là nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và lớn thứ 5 trên thế giới, đồng thời là hai nhà xuất khẩu dầu hướng dương số một thế giới. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi giá lương thực tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 3, do lo ngại rằng xuất khẩu sẽ bị gián đoạn bởi cuộc xung đột. Thực sự, điều đáng lo ngại là tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài, làm giảm nguồn dự trữ ngũ cốc và gây ra nạn đói trên diện rộng.
Kết cục khủng khiếp đó dường như đã tránh được. Tuần trước, giá lúa mỳ kỳ hạn giao tháng 12 tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago đã giảm xuống còn 7,7 USD/bushel, thấp hơn nhiều so với mức 12,79 USD/bushel của ba tháng trước đó, tương đương mức của hồi tháng 2. Giá ngô cũng trở lại mức trước cuộc xung đột. Trong khi đó, dầu cọ không chỉ giảm về mức giá trước đó mà thậm chí còn ở mức thấp hơn.
Thỏa thuận gần đây do Liên hợp quốc làm trung gian, cho phép ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine được rời cảng Odessa, được ký vào cuối tháng 7 vừa qua, chỉ là một phần nguyên nhân nhỏ dẫn đến sự thay đổi này. Lý do chủ yếu có thể là do sức mạnh xuất khẩu lúa mỳ của Nga.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng các trang trại của Nga dường như không bị gián đoạn bởi những căng thẳng địa chính trị và sẽ xuất khẩu kỷ lục 38 triệu tấn trong mùa vụ 2022-2023, nhiều hơn khoảng 2 triệu tấn so với mùa vụ trước đó. Một vụ mùa bội thu đang diễn ra, một phần do điều kiện thời tiết tốt vào đầu năm và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà nhập khẩu truyền thống ở Bắc Phi, Trung Đông và châu Á.
Khối lượng đầu cơ tuyệt đối trên thị trường tương lai cũng có thể giải thích sự biến động này. Michael Greenberger, Đại học Maryland, trước đây là Giám đốc bộ phận của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, lưu ý rằng các quy tắc nhằm hạn chế đầu cơ thường bị các ngân hàng Mỹ né tránh bằng cách thực hiện hoán đổi cho các công ty con của mình ở nước ngoài.
Việc giá cả giảm sẽ không tác động đến người tiêu dùng ngay lập tức. Giá lúa mỳ và các loại ngũ cốc khác đã trở lại mức trước thời điểm xung đột xảy ra khi được định giá bằng đồng USD, nhưng không phải bằng một số loại tiền tệ khác.
Giá trị đồng bạc xanh đã tăng trong năm nay do kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất nhanh hơn, khiến một số thị trường mới nổi gặp khó khăn. Trong năm nay, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 26% so với đồng USD và đồng bảng của Ai Cập giảm 18%. Hai nước này là hai trong ba nhà nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới.
Theo tiêu chuẩn lịch sử, môi trường giá đã rất cao ngay cả trước khi cuộc xung đột xảy ra và không có gì đảm bảo rằng giá sẽ không tăng trở lại. Đặc biệt, tình trạng hạn hán trên khắp thế giới sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong khi đó, giá phân bón vẫn vô cùng đắt đỏ