【ltd giao huu】Giao thông đi trước mở đường

Đi lên từ gian khó

Năm 1997,đitrướcmởđườltd giao huu tỉnh Sông Bé được chia tách thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Địa phận tỉnh Bình Phước là vùng khó khăn, hạ tầng hầu như chưa có, đây còn là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bình Phước, lúc bấy giờ toàn tỉnh có khoảng 103 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 1.200km, trong đó tỷ lệ nhựa hóa chỉ đạt 16%. Sau 27 năm xây dựng và phát triển, đến nay toàn tỉnh có 8.898km đường giao thông, tỷ lệ nhựa hóa đạt 84%. Trong đó, đáng chú ý có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 239km; 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 544km; 1.021km đường huyện và 419km đường đô thị, còn lại là đường tuần tra biên giới, đường xã…

Xác định giao thông là mạch máu của nền kinh tế; muốn kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng, trong đó có giao thông phải đi trước một bước, giai đoạn 2016-2020, Bình Phước đã hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến giao thông huyết mạch; như đường Hồ Chí Minh (QL14 cũ); tuyến QL13 đoạn từ Bình Long đến ngã ba Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh; tuyến ĐT741 đoạn Bàu Trư (ranh tỉnh Bình Dương) - Đồng Xoài; ĐT741 đoạn Đồng Xoài - Phước Long…

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh (đứng giữa) khảo sát thực địa Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)

Ngoài ra, nhiều dự án giao thông trọng điểm cũng đang được tỉnh triển khai đầu tư như các dự án: Nâng cấp, mở rộng QL13 đoạn từ ngã ba Lộc Tấn đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT741 đoạn ranh Bình Dương đến thị xã Phước Long bằng hình thức BOT; xây dựng đường giao thông phía Tây kết nối thị xã Chơn Thành đi Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT756 (xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành đi xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh), ĐT751 (thị xã Chơn Thành đi huyện Dầu Tiếng)… Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan, có thể thấy giao thông vẫn là một trong những “điểm nghẽn” lớn nhất đối với sự phát triển của tỉnh. Đây là điều dễ hiểu bởi Bình Phước có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên hệ thống giao thông trước đây chưa được đầu tư xứng tầm với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các tuyến kết nối vùng và liên vùng để rút ngắn thời gian di chuyển đến các khu vực kinh tế trọng điểm, sân bay, cảng biển.

Chưa hết, hiện nay nhiều tuyến giao thông quan trọng đã trở nên lỗi thời so với quy mô, cũng như tốc độ phát triển của tỉnh trong thời gian gần đây; nhiều tuyến đường đã xuống cấp, thường xuyên phải duy tu, sửa chữa…

Theo ông Dương Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GTVT, hiện nay nhiều tuyến đường, trong đó có các tuyến đường tỉnh do sở quản lý đã xuống cấp. Nguyên nhân là do các tuyến đường này đã được đầu tư từ những năm tái lập tỉnh, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã đến lúc cần được sửa chữa lớn định kỳ; hoặc nâng cấp, mở rộng theo Thông tư số 37/2023/TT-BGTVT ngày 13-12-2023 của Bộ GTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới. Tuy nhiên, do kinh phí sự nghiệp giao thông hằng năm được bố trí còn hạn chế, một phần do vốn ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn. Do đó, Sở GTVT sẽ phải thực hiện sửa chữa với nguyên tắc sửa chữa lớn, định kỳ, dứt điểm, từng đoạn đối với các tuyến giao thông đã xuống cấp.

Tăng tính kết nối

Không thể phủ nhận, chưa bao giờ việc di chuyển từ trung tâm hành chính tỉnh về các huyện, thị xã, thậm chí là các xã lại diễn ra thuận lợi như hiện nay. Đường lớn rộng mở, không chỉ kéo theo công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, mà trọng tâm là nâng chất, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Tuy nhiên, không gian phát triển đó vẫn chỉ bó hẹp, thiếu tính kết nối với khu vực, điều này ít nhiều làm hạn chế cơ hội phát triển của tỉnh.

Thực tế chứng minh, Bình Phước có lợi thế về vị trí địa lý, đất đai rộng lớn, tiếp giáp các tỉnh, thành phố trọng điểm trong khu vực kinh tế phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, tuy nhiên, việc kết nối giao thông liên vùng, liên tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại còn rất hạn chế. Chính điều này đã cản trở, không khơi dậy được lợi thế đất đai rộng lớn, vùng nguyên liệu tại chỗ dồi dào của tỉnh.

Thời gian gần đây, Bình Phước đã và đang dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Trong ảnh: Công nhân đang thi công đường số 4, đoạn qua thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú để kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương

Trước thực trạng đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Bình Phước đã đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư hạ tầng giao thông theo hướng liên kết, kết nối vùng nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy nhanh tăng trưởng ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1-9-2021, trên địa bàn tỉnh ngoài 3 tuyến quốc lộ hiện hữu, còn quy hoạch thêm các tuyến giao thông kết nối liên vùng như cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Hoa Lư với quy mô 6-8 làn xe; tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) với quy mô 6-8 làn xe; cùng với đó là 3 tuyến quốc lộ, gồm QL13B, QL13C và QL55B. 

Ngoài ra, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19-10-2021, Bình Phước có quy hoạch 2 tuyến đường sắt đi qua, gồm tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư); tuyến đường sắt kết nối liên vùng (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Chơn Thành),. 

Khi những dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông nêu trên hoàn thành sẽ tạo “bệ phóng” bứt tốc phát triển đô thị thông minh; đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Dự kiến cuối năm 2026, tỉnh sẽ hoàn thành cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Sau khi các tuyến giao thông này được đưa vào khai thác sẽ rút ngắn khoảng cách từ Bình Phước tới TP. Hồ Chí Minh còn khoảng 70km, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển đến cảng biển, sân bay, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân và doanh nghiệp. Đây được xem là tiền đề quan trọng để Bình Phước trở thành “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam Bộ vào năm 2030.

Chủ tịch UBND tỉnh TRẦN TUỆ HIỀN phát biểu tại diễn đàn kết nối đầu tư với các doanh nghiệp EuroCham, tháng 3-2024


Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
下一篇:Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC