【ngoai hạng a】Đến năm 2025, công nghiệp nông thôn đóng góp 10

时间:2025-01-10 01:49:30 来源:88Point

BPO - TheĐếnnămcocircngnghiệpnocircngthocircnđngoai hạng ao Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Bình Phước đến năm 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2240/QĐ-UBND của UBND tỉnh, có mục tiêu đáng chú ý là tỷ trọng đóng góp của CNNT trong GRDP toàn ngành công nghiệp tỉnh là 10-15%. 

Bên cạnh đó, mục tiêu đặt ra là CNNT có thêm nhiều dòng sản phẩm giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn với thị trường tiêu thụ hướng đến phục vụ khách du lịch, làng nghề, cụm công nghiệp.

Sở Công Thương các tỉnh khu vực phía Nam tham quan mô hình Chế biến hạt điều tự động tại Công ty TNHH Hạt Điều Vàng, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng. Ảnh tư liệu

CNNT trở thành bệ đỡ hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu cho ít nhất 3 nhóm mặt hàng chủ lực xuất khẩu của tỉnh, gồm: Đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ: Sản phẩm cơ khí và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp; sản phẩm gia công giày xuất khẩu và sản phẩm may mặc truyền thống, nghề dệt, nhuộm truyền thống thân thiện với môi trường. Đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm nông sản chế biến sâu: Sản phẩm chế biến điều như sản phẩm dinh dưỡng ăn liền (bánh, kẹo, nhân hạt điều rang muối, phủ wasabi, mật ong, nước cốt dừa); ngoài ra bổ sung theo tín hiệu của thị trường như bột sầu riêng, bơ, chanh dây, trái cây đóng hộp, sản phẩm phục vụ du lịch… Đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm chế biến sâu từ gỗ: sản phẩm viên nén gỗ xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu, đề án đã đưa ra 6 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Trong đó, đáng chú ý về quy hoạch phát triển CNNT, gồm: Quy hoạch các cụm liên kết sản xuất, cụm làng nghề phát triển CNNT thân thiện với môi trường để bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ, đặc biệt có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn. Rà soát, bổ sung quy hoạch về giao thông, thủy lợi để hình thành vùng nguyên liệu tập trung sẵn có tại địa phương, cung ứng đầu vào phục vụ phát triển CNNT. Ưu đãi về đất đai, mặt bằng có sẵn cho sản xuất kinh doanh; ưu tiên hỗ trợ nghề mộc mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thổ cẩm ở khu vực nông thôn.

Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 6.386 cơ sở CNNT với hơn 192.000 lao động, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: Sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất trang phục; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và đồ uống... Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng cơ sở CNNT đạt 4% bình quân mỗi năm; vốn đăng ký hoạt động CNNT tăng liên tục qua các năm với tốc độ bình quân 13,5%/năm. CNNT đóng góp khoảng 5% trong GRDP của toàn ngành công nghiệp Bình Phước.


推荐内容