当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lịch thi đấu giải vđqg ả rập xê út】Cơ hội thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử

Cơ hội thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử
Cùng với triển lãm VME 2016,ơhộithúcđẩypháttriểncôngnghiệpđiệntửlịch thi đấu giải vđqg ả rập xê út diễn đàn “Ảnh hưởng của TPP và EVFTA tới các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết” là điểm đến không thể bỏ qua của các doanh nghiệp điện, điện tử.

Số liệu từ VEIA cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình hiện nay của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là khoảng 10% mỗi năm. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều hãng sản xuất điện, điện tử toàn cầu cùng với các chính sách khuyến khích nội địa hóa, đã giúp tỷ lệ nội địa hóa trung bình của các sản phẩm điện, điện tử sản xuất tại Việt Nam tăng lên từ 20 - 40%. Dù con số này chưa đáp ứng kỳ vọng, song vẫn là những kết quả đáng khích lệ của Việt Nam trong nỗ lực tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ quan trọng này.

Đây cũng được xem là cơ sở để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành điện, điện tử. Bởi, theo kết quả nghiên cứu của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) và Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS), thì trong ngành điện, điện tử, chi phí dành cho nguyên liệu, phụ tùng và linh kiện chiếm tới 80%, chi phí lao động chỉ chiếm 2%.

Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này luôn xem sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của nước sở tại là yếu tố cực kỳ quan trọng trước khi quyết định đầu tư và coi đây là nhân tố giúp phát triển bền vững ngành công nghiệp điện tử và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngành.

Với Việt Nam, các chuyên gia đánh giá, việc ký kết Hiệp định TPP và tham gia vào AEC đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho Việt Nam cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực điện, điện tử. Tất nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi Việt Nam, mà cụ thể là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này phải tăng cường đầu tư, phát triển kỹ thuật và đào tạo nhân lực.

Trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp ngành điện, điện tử nói riêng nắm bắt cơ hội, giảm thiểu khó khăn khi gia nhập AEC và TPP, trong khuôn khổ của chương trình Triển lãm quốc tế Vietnam Manufacturing Expo 2016, VEIA và Công Ty Reed Tradex sẽ đồng tổ chức chương trình Diễn đàn VME với chủ đề “Ảnh hưởng của TPP và EVFTA tới các ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết”.

Thông tin về diễn đàn này, ông Duangdej Yuaikwarmdee - Phó Giám đốc điều hành kiêm Tổng giám đốc tại Việt Nam, Công ty Reed Tradex - chia sẻ, chương trình sẽ cung cấp cho người tham dự những thông tin về cơ hội của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử; là diễn đàn trao đổi công nghệ mới để đón đầu với các xu hướng và công nghệ tiên tiến cho ngành công nghiệp của Việt Nam.

Diễn đàn cũng sẽ giúp định hướng tầm nhìn và chia sẻ kinh nghiệm từ các nhà công nghiệp nổi tiếng thế giới trong nỗ lực việc đưa công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vươn xa ra khỏi khu vực Đông Nam Á.

Diễn đàn sẽ diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2016 ngày thứ Sáu, 8/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE).

Vietnam Manufacturing Expo 2016 - Triển lãm quốc tế về máy công cụ ngành chế tạo khuôn đúc, khuôn dập và công nghệ ép phun cho sản xuất nhựa, đồng địa điểm với triển lãm “Sheet Metalex Vietnam 2016” - triển lãm về máy móc và công nghệ gia công kim loại tấm tại Việt Nam được tổ chức từ ngày 06 đến ngày 08/4/2016.

分享到: