【số liệu thống kê về inter milan gặp udinese】Thông tin trên nhãn hàng XNK phải rõ ràng, tránh hiểu nhầm

时间:2025-01-11 06:05:18来源:88Point 作者:Cúp C2
Doanh nghiệp thủy sản sẽ được hỗ trợ
Đóng gói thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Thông tin nhãn hàng hóa cần rõ ràng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Khoản 5 Điều 1 của Dự thảo sửa đổi Khoản 1 Điều 10 của Nghị định 43/2017: 1. Sửa đổi Mục 1 Khoản 1 Điều 10 của Nghị định 43/2017: “Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa- Hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa;”

Để rõ ràng, tránh hiểu lầm, VASEP đề nghị bổ sung thêm vào Khoản 1 nội dung “Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:”

VASEP cho rằng, bổ sung như trên để rõ ràng hơn, tránh hiểu nhầm vì Khoản 2 Điều 10 đã có các quy định riêng về ghi nhãn cho hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam rồi và do đó, Khoản 1 Điều 10 chỉ áp dụng cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước.

Bên cạnh đó, VASEP cho rằng, tại “Điều 10 quy định, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, đó là, hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam trên nhãn gốc bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt trước khi thông quan: Tên hàng hóa; xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

Góp ý cho nội dung này, VASEP đề nghị, bỏ quy định về yêu cầu phải có thông tin “tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài” trên nhãn gốc hoặc cho phép ghi các thông tin này trên nhãn phụ tiếng Việt của sản phẩm.

Lý do, VASEP cho biết, việc yêu cầu đầy đủ thông tin của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài trên nhãn gốc là không khả thi trong thực tiễn, tạo ra rào cản thương mại cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu, vi phạm các điều khoản của EVFTA, cũng như các FTA khác và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về thực tiễn, nhãn cho hàng hóa được sản xuất và dán đại trà cho sản phẩm và thường không phân biệt thị trường, chứ không được sản xuất dành riêng cho từng nhà nhập khẩu. Hàng hóa từ nhà sản xuất có thể xuất đi nhiều nước nên họ không thể đáp ứng yêu cầu dán nhãn riêng cho Việt Nam trừ khi Việt Nam đủ mua hàng khối lượng lớn để họ có thể làm nhãn riêng cho thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông tin về “xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa” đã có trên nhãn gốc theo quy định tại điểm b của Mục này rồi, do đó không cần có thêm thông tin về tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài trên nhãn gốc.

Về thông lệ quốc tế và quy định hiện hành của Việt Nam, VASEP cho rằng, theo quy định tại Điều 12.2 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu là người chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chứ không phải là “tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài” như quy định trong Dự thảo.

Trong dự thảo quy định, Codex Stand 1-1985, mục 8.2.1 và TCVN 7087:2013 cho phép nếu thiếu thông tin thì “có thể sử dụng một nhãn phụ chứa các thông tin ghi nhãn bắt buộc bằng ngôn ngữ người tiêu dùng yêu cầu thay vì phải ghi nhãn lại”.

VASEP cho biết, quy định trên trái với cam kết trong Hiệp định EVFTA: điều 5.9 Hiệp định EVFTA quy định: “các Bên phải chấp nhận rằng việc dán nhãn, bao gồm dán nhãn bổ sung hoặc sửa nhãn, được thực hiện nếu được, tại các cơ sở được cho phép”.

Đồng thời mâu thuẫn với chính các quy định trong Dự thảo. Chẳng hạn, tại Khoản 3 Điều 12 trong Dự thảo quy định về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, chỉ quy định về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu chứ không đề cập bất cứ yêu cầu nào về “tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài”:

Trong khi đó, tại “Điều 12. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu”.

Ghi tiếng nước ngoài trên hàng XK?

Liên quan đến việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa, VASEP cho biết, Khoản 6 Điều 1 của Dự thảo sửa đổi, bổ sung Khoản 3, 4 Điều 15 của Nghị định 43/2017: “Điều 15. Xuất xứ hàng hóa -Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “chế biến tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói và dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.”

Với quy định trên, để thuận lợi cho việc thực thi, VASEP đề nghị bổ sung thêm câu “Đối với hàng hóa xuất khẩu, có thể ghi các thông tin trên bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài” vào cuối khoản 3 và 4.

Lý do, quy định nêu trên của Dự thảo đưa ra yêu cầu về các cụm từ bằng tiếng Việt về xuất xứ hàng hóa cần ghi trên nhãn hàng hóa. Điều này được hiểu tất cả các hàng hóa thuộc đối tượng thực hiện của Nghị định này đều sẽ phải ghi các cụm từ này bằng tiếng Việt. Điều này không phù hợp vì doanh nghiệp khó có thể in một nội dung lên nhãn bằng tiếng Việt chỉ để phục vụ cho việc kiểm tra ở Việt Nam, trong khi thị trường đích của sản phẩm lại ở nước ngoài.

Do vậy, VASEP đề nghị Dự thảo cần bổ sung nội dung đề xuất trên để cho phép doanh nghiệp được sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong trường hợp hàng hóa dùng để xuất khẩu ra nước ngoài.

相关内容
推荐内容