88Point88Point

【bảng xếp hạng 3 anh】Đáp ứng tiêu chuẩn để hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ

Cầu nối thu hút FDI chất lượng cao vào Việt Nam Hải quan quản lý hàng đầu tư: Cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp FDI Giải pháp thích ứng,ĐápứngtiêuchuẩnđểhútFDIvàocôngnghiệphỗtrợbảng xếp hạng 3 anh căn cơ, đồng bộ để nâng cao hiệu quả thu hút FDI
Doanh nghiệp trong nước và khối FDI cần liên kết hợp tác để tăng cơ hội gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: HD
Doanh nghiệp trong nước và khối FDI cần liên kết hợp tác để tăng cơ hội gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: HD

Cần cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn mực quốc tế

Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tạo điều kiện về pháp lý, chủ động tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản giúp các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian làm thủ tục; sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư như mặt bằng sạch, cơ sở hạ tầng, năng lượng, lao động… Điều này ngày càng giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn.

Trong chia sẻ gần đây, ông Onaga Masaru, Chủ tịch Công ty Cổ phần Onaga (Nhật Bản) cho biết, Công ty đã hoàn tất xây dựng nhà xưởng và dự kiến sẽ giải ngân toàn bộ vốn đăng ký đầu tư tại Tổ hợp Techno-Park Việt Nam – Nhật Bản ở Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) vào đầu năm 2024. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án sẽ kết thúc vào tháng 4/2024. Onaga là doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong lĩnh vực công nghệ hàng không của Nhật Bản, tuy quy mô ở mức vừa và nhỏ nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm lại ở mức cao.

Vì thế, khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, ông Onaga Masaru cho biết, Công ty cần hệ thống nhà xưởng không quá lớn nhưng phải hiện đại theo chuẩn mực của Nhật Bản và quốc tế, đồng thời hệ thống nhà máy phải có sự liên kết trong dây chuyền sản xuất, kết nối liên tục với các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư tại Việt Nam còn quan tâm đến chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan như giao thông, logistics, nguyên vật liệu cũng như chất lượng nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi… Theo ông Onaga Masaru, đây cũng là vấn đề mà doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp khó khăn ở Nhật Bản nên cần đầu tư ra nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp Nhật Bản đặt niềm tin vào những cải thiện mà Việt Nam có thể đem lại.

Thủ tục thuận lợi, tăng cường hợp tác

Với các doanh nghiệp Hàn Quốc, nhu cầu về đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam là rất lớn. Ông Sung - Hun Jung, Giám đốc Công ty Semisol Tech chia sẻ, Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài từ việc rộng cửa trong hội nhập, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy vậy, ông Sung - Hun Jung kiến nghị, cơ chế chính sách từ trung ương đến địa phương cần thống nhất và thông thoáng, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế.

Liên quan đến môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ quốc tế bày tỏ mong muốn nhận được những trợ lực từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương. Chẳng hạn như việc đơn giản hóa và đồng bộ các thủ tục hành chính, nhất là hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, giấy phép môi trường… nhằm giúp doanh nghiệp giảm lãng phí về thời gian, công sức, tài chính khi phải đi lại nhiều lần sang Việt Nam để lo thủ tục đầu tư.

Các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, còn mong muốn được hướng dẫn cụ thể, cơ chế đặc thù về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng và đang sử dụng tốt tại quốc gia của họ hoặc nước thứ 3 về Việt Nam. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao về Việt Nam được thuận lợi hơn. Cùng với đó là những chính sách về hỗ trợ lưu trú cho chuyên gia, thương nhân nước ngoài; tiếp cận nguồn vốn ưu đãi…

Cùng với cơ chế, chính sách, các nhà đầu tư nước ngoài còn mong muốn xây dựng được chuỗi nguyên vật liệu tại Việt Nam, không chỉ giúp gia tăng nội địa hóa cho sản phẩm mà còn tạo tính lan tỏa cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Về vấn đề này, ông Ned Wang, Phó Tổng giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn INVENTEC bày tỏ, Tập đoàn định hướng muốn nội địa hóa, địa phương hóa các sản phẩm của INVENTEC, nên các nhà cung cấp tại Việt Nam cần tập trung vào sản xuất các sản phẩm linh kiện, nguyên liệu như linh kiện nhựa, bản mạch, vỏ hộp… sau đó, cấp sâu hơn sẽ là linh kiện bản mạch, linh kiện điện tử…

Từ những vấn đề nêu trên, đã không ít lần, đại diện Chính phủ cũng như lãnh đạo nhiều địa phương cho biết sẽ luôn quan tâm, cam kết đồng hành với nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã nắm bắt thời cơ, tăng cường hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài để hình thành các tổ hợp sản xuất, liên kết cùng phát triển.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ và TP Hà Nội tiếp tục hỗ trợ hình thành và phát triển Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại HANSSIP do các doanh nghiệp vùng KOBE (Nhật Bản) đầu tư sản xuất và hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội - Việt Nam cùng tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu. Hay việc hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương vào được chuỗi sản xuất của INVENTEC sẽ có lợi cho cả đôi bên trong việc giảm chi phí logistics, giảm các chi phí trực tiếp, gián tiếp và trong suốt quá trình hợp tác, sản xuất với nhau thì có thể giám sát và hỗ trợ được cho nhau...

赞(5919)
未经允许不得转载:>88Point » 【bảng xếp hạng 3 anh】Đáp ứng tiêu chuẩn để hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ