Triển lãm Ngày rộngtrưng bày hơn 50 tác phẩm sơn dầu,áchnghệthuậthàihoàtrongđadạngcủahoạsĩNgàyrộnhận định bóng đá cúp c1 châu âu được các họa sĩ vẽ trong khoảng 1 năm.
Ngày rộng hiển lộ trong tranh của các hoạ sĩ có thể là một ngày ta “tự cho phép mình” có thời gian để sống trọn vẹn cho khoảnh khắc hiện tại, những khoảnh khắc của tình cảm gia đình, bạn bè, của vẻ đẹp thế giới xung quanh. Một ngày ta tự cho phép mình tận hưởng cảm giác thư thái, an bình.
Đó cũng là một ngày ta đưa mình đi ngắm đất, trời, mây, núi, tới miền xa lạ, gặp người mới, tiếp xúc với văn hoá, phong tục mới... Một ngày ta bỗng thấy yêu hơn con người, cảnh vật vẫn ở xung quanh mình bấy lâu, ta tha thứ cho người khác và tha thứ cho bản thân. Đó là một ngày ta bỗng đặt cho mình những câu hỏi:Ta là ai? Ta phải làm gì? Hạnh phúc là gì? Ý nghĩa cuộc sống là gì?...
Với họa sĩ Phùng Văn Tuệ, hội họa luôn là một phần không thể tách rời của bản thể. Những tác phẩm triển lãm này chính là sự kết tinh đến từ cả bên ngoài và bên trong, từ sự chuyển dịch và lắng đọng anh muốn chia sẻ đến người yêu nghệ thuật.
Với họa sĩ Nguyễn Lê Anh, hội họa là mảnh ký ức, cảm xúc và mảnh suy tư được sắp đặt và biểu hiện bằng ngôn ngữ của màu sắc, bố cục và đường nét. Ở đó, những câu chuyện của quá khứ, những ấn tượng trong hiện tại và cả những gợi mở tương lai đan xen, hòa quyện vào nhau...
Họa sĩ Nguyễn Quang Hoan luôn vẽ những gì bản thân thấy thích. Đó là những miền đất anh có cơ hội được đặt chân tới, tìm thấy sự bình yên tĩnh lặng và thơ mộng. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, một góc nhìn, nơi anh có thể thoải mái nói những điều không thể diễn tả được bằng lời.
Ở triển lãm lần này, anh tiếp tục đề tài phong cảnh theo lối vẽ hậu ấn tượng nhưng có sự khác biệt, bố cục, màu sắc được thể hiện đơn giản, chắt lọc tinh tế hơn; không gian và thời gian được khắc họa kỹ lưỡng hơn.
Họa sĩ Trần Cường (Kuolg Trần) với một lối biểu đạt vô cùng cá tính trên các chất liệu: sơn dầu, tổng hợp trên vải, gỗ, đồ gia dụng, cánh cửa tủ, bình phong. Màu sắc và bút pháp mạnh mẽ, có nhiều yếu tố của tượng trưng, biểu hiện.
Họa sĩ Phạm Khải luôn tìm thấy nguồn cảm hứng từ cảnh vật, con người của những mảnh đất anh trải qua nhiều năm tháng nhất trong đời.
Đó là quê hương nơi anh sinh ra với những đỉnh núi cao vời vợi đổ bóng xuống cánh đồng, bản làng yên bình trong nắng sớm và con người giản dị thuần hậu.
Đó là Hà Nội, thành phố vẫn giữ được nhiều nét cổ xưa, luôn phong phú và thi vị cả về cảnh sắc lẫn đời sống.
Thông qua nghệ thuật, anh gửi gắm những suy tư, tình cảm, trăn trở và cả những giấc mơ rất riêng của mình đến với công chúng.
Ngày rộnglần thứ 4 diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 24 - 30/10.
Ảnh: NVCC
Người trẻ diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội hoạLễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi "Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa" đã diễn ra tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.