Sáng 4/11,ãngphíđấtđaiđangđểđấtkhócngườkết quả bóng đá vô địch quốc gia trung quốc thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề phòng, chống lãng phí. Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) khẳng định, cần sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu cũng nhìn nhận có sự chuyển biến chậm ở một số ngành, lĩnh vực trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là tài sản công của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương.
Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã có những chỉ đạo về trách nhiệm của tổ chức, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu với diện tích đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, đất nông, lâm nghiệp được thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng.
"Đặt đấu tranh phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Song thực tế đáng buồn là có địa phương rất tích cực, chủ động đề xuất, triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt với các quỹ đất này nhưng lại gặp nhiều rào cản, trở lực dẫn đến chưa thể khai thác tối ưu, hiệu quả nguồn lực đất đai, để đất khóc, người than", ông Nam bày tỏ.
Ông cho rằng một trong những nguyên nhân là vướng mắc xác định phạm vi, trình tự giữa sắp xếp xử lý tài sản công với thu hồi đất.
Đại biểu tha thiết đề nghị các bộ, ngành tiếp tục xem xét, giải quyết tạo điều kiện nhanh nhất cho địa phương được thuận lợi khai thác quỹ đất trong phạm vi chỉ tiêu đã được phân bổ. Ngoài ra, sớm chuyển giao cơ sở nhà, đất do bộ, ngành quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế, nhất là những vị trí đã để hoang hàng chục năm.
Cũng nói về lãng phí, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, đây là một nội dung không mới vì hàng năm Quốc hội đều thảo luận, đánh giá nhưng lại không cũ vì luôn mang tính thời sự.
Theo đại biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Người cũng chỉ rõ “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến...”.
Ông Thông đề cập sự lãng phí trong các “dự án trùm mền”, “công trình đắp chiếu” đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ, chính xác nhưng con số này không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đó không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những lãng phí, hệ luỵ xoay quanh như: lãng phí về nguồn lực đất đai, lãng phí về cơ hội phát triển… không đo đếm hết và trên hết, đó là lãng phí niềm tin của nhân dân.
Đại biểu điểm tên các dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành hay hàng nghìn, trăm nghìn căn hộ xây dựng rồi bỏ trống hoặc xây dựng dở dang "trơ gan cùng tuế nguyệt"...
Ông Thông cho rằng dù nguyên nhân gì cũng phải xác định đây là của cải, nguồn lực của xã hội, đất nước và cần tháo gỡ. Việc Quốc hội, Chính phủ xem xét đưa ra cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đó là đồng hành, kiến tạo cho sự phát triển chứ không phải là hợp thức hoá các sai phạm.
Đại biểu mong Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá những dự án, công trình có vướng mắc về mặt thể chế như: Dự án qua thanh tra, kiểm tra, điều tra, bản án, các dự án chậm triển khai do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ… để đề xuất tháo gỡ.
Ông đề xuất ban hành cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án để triển khai đánh giá và nhân rộng, nhằm phát huy nguồn lực xã hội phát triển đất nước.
Theo đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam), vấn đề nhiều cử tri quan tâm là tình trạng của 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam.
Ông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, đơn vị có liên quan để xử lý dứt điểm vướng mắc, tồn đọng để 2 bệnh viện này sớm đi vào hoạt động. “Nếu được thì tôi đề nghị Quốc hội cho phép đưa nội dung này vào nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025”, đại biểu đề xuất.