Đó là những nhận định được đưa ra trong báo cáo triển vọng năm 2014 vừa mới được Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) công bố. Chứng khoán là “vua”?ênhđầutưChứngkhoánsẽhấpdẫnhơnvàchuyên gia dự đoán Báo cáo cho biết, bước sang năm 2014, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới ổn định và tiếp tục tăng trưởng nhẹ, VCBS cho rằng, chứng khoán sẽ trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với các kênh khác. Cụ thể: vàng sẽ kém hấp dẫn khi Ngân hàng Nhà nước (với vai trò độc quyền) tiếp tục tham gia điều tiết giá vàng thông qua các phiên đấu thầu; mặt bằng lãi suất được kỳ vọng duy trì ở mức thấp, tương đương mức trong năm 2013 (hoặc thấp hơn); tỷ giá được dự báo sẽ tiếp tục ổn định và điều chỉnh không quá 2% đã đẩy lùi tâm lý đầu cơ, tích trữ ngoại tệ. Theo đó, đầu tư vào chứng khoán được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng và tâm điểm trong năm 2014 khi các kênh khác không còn quá hấp dẫn. Thêm vào đó, khi nền kinh tế tốt lên, các DN khởi sắc sẽ tạo ra nguồn hàng chất lượng hơn cho thị trường chứng khoán, từ đó hấp dẫn nhà đầu tư chọn lựa và giải ngân.
Ngoài ra, so với các nước trong khu vực, mức định giá thấp (P/E) của cổ phiếu Việt Nam cho thấy mức độ “rẻ” và hấp dẫn tương đối của các doanh nghiệp niêm yết. Bên cạnh đó, nhiều rủi ro ở các nước trong khu vực vẫn đang tiềm ẩn như vấn đề bất ổn chính trị ở Thái Lan, rủi ro bất ổn tỷ giá ở Indonesia và thiên tai ở Philipines... sẽ là một rào cản đáng kể đối với thị trường chứng khoán ở các nước này. Do đó, việc thị trường chứng khoán Việt Nam nhận được dòng vốn đầu tư tốt hơn từ cả phía nhà đầu tư khối nội và khối ngoại trong năm 2014 là hoàn toàn có cơ sở. "Như vậy, thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt và trong một kịch bản tích cực, chúng tôi kỳ vọng mức tăng chung của thị trường có thể sẽ đạt khoảng 15% trong năm 2014", báo cáo VCBS nhận định. Cổ phiếu ngành Xây dựng cơ sở hạ tầng và Xuất khẩu sẽ bứt phá VCBS cho rằng, trong năm 2014, rất nhiều hiệp định hợp tác được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ sớm được thông qua, trong đó Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem như một cơ hội “WTO thứ hai” của nền kinh tế nước ta. Đây sẽ là một động lực mạnh mẽ dẫn dắt cho đà tăng điểm trong trung và dài hạn của thị trường, đặc biệt ở những ngành được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách được ban hành của Chính phủ cũng như trong TPP. Về điểm này, VCBS đặt kỳ vọng nhiều ở các DN xuất khẩu mà trọng tâm là xuất khẩu hàng may mặc, giày da, linh kiện điện tử, xuất khẩu phần mềm. Ngoài ra, các DN xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành trên như sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ tiếp vận (logistics) nhiều khả năng trở thành tâm điểm tiếp theo thu hút dòng vốn của nhà đầu tư trên thị trường, khi nền kinh tế hồi phục ổn định và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2014. Báo cáo này còn cho biết, năm 2013 được đánh giá là thành công đối với một số ngành như khí và săm lốp. Trong đó, ngành khí đã tiếp tục duy trì lợi thế đặc thù, mở rộng khai thác mỏ mới, nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí tăng mạnh. Trong khi đó, ngành săm lốp nhờ hưởng lợi từ giá đầu vào thấp, kết hợp với gánh nặng chi phí lãi vay giảm mạnh đã đạt được tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Các ngành như sữa, bánh kẹo, hàng tiêu dùng vốn là nhóm ngành phòng thủ, cũng duy trì sự tăng trưởng ổn định của mình. “Năm 2014, những DN thuộc các nhóm ngành trên vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng khả quan trên cơ sở tiếp tục phát huy những lợi thế đã có về quy mô, thị phần, chi phí đầu vào thấp, nhu cầu tiêu thụ”, VCBS đánh giá. Bên cạnh đó, một số ngành đã bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong năm 2013 như bất động sản, xây dựng công trình tuy đã có sự phục hồi nhẹ nhưng chưa đáng kể. Sang năm mới, với kế hoạch của Chính phủ đầu tư 960 ngàn tỷ đồng tập trung cho kết cấu hạ tầng (cảng biển, đường quốc lộ, đường dây truyền tải, cầu, đường..) kết hợp với đẩy mạnh giải ngân tín dụng 30 ngàn tỷ cho vay nhà ở xã hội, thì nhóm ngành xây dựng phát triển hạ tầng và bất động sản sẽ trở thành nhóm ngành gây chú ý của năm 2014. Phân khúc giá nhà thấp và trung bình, sẽ là nhóm ngành phục hồi mạnh nhất trong ngành bất động sản. Ngoài ra, thông tin từ khả năng hoàn thành thỏa thuận hợp tác TPP trong 2014 kết hợp với đầu tư FDI vẫn tiếp tục gia tăng sẽ giúp các nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu và hưởng lợi từ TPP như giày da, dệt may, đồ gỗ kỳ vọng đạt được kết quả khả quan trong trung hạn./. Duy Thái |