Xe đi nhiều đăng kiểm nhiều,ĐềxuấtđăngkiểmôtôtheoquãngđườngCôngbằngnhưngkhókhảnhận định giải hạng 2 đức đi ít đăng kiểm ít Sau hai bài viết: “Bỏ giấy đăng kiểm ô tô: Bớt phiền toái, tăng minh bạch” và “Bỏ giấy đăng kiểm, giãn thời gian kiểm định, tiết kiệm cả ngàn tỷ” được đăng tải, rất nhiều chuyên gia và độc giả đã gửi ý kiến của mình về VietNamNet, nêu lên những giải pháp nhằm thay đổi toàn diện việc đăng kiểm cho sát thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Câu chuyện về thời gian kiểm định phương tiện cũng trở nên rất “nóng”, đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân và lái xe. Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì nên giãn thời gian giữa các kỳ đăng kiểm đối với xe dịch vụ thì đối tượng cần kéo dài và điều chỉnh hơn phải là xe tư nhân không chạy dịch vụ bởi nhiều xe đi rất ít nhưng đến kỳ vẫn phải đăng kiểm theo quy định. Độc giả Nguyễn Vĩnh cho biết “Xe của gia đình tôi qua mấy đợt dịch hầu như không đi, cả năm chạy chưa đầy 3.000km. Thế nhưng cuối tháng này vẫn phải đi đăng kiểm, nếu không sẽ bị phạt nặng”. Đồng thời, một số độc giả nêu giải pháp để “công bằng” nhất thì nên kiểm định phương tiện theo quãng đường di chuyển. Có nghĩa là xe nào chạy nhiều thì chu kỳ đăng kiểm sẽ “mau” hơn xe ít sử dụng. “Theo tôi, quy định hạn kiểm định và đóng phí sử dụng đường bộ theo số km đã đi là hợp lý nhất. Ví dụ 10.000 km hoặc 20.000 km một lần, vừa chính xác, công bằng và tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân”, độc giả Lê Hoàn bày tỏ.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, không phải không có lý khi nhiều người đề xuất đăng kiểm xe theo quãng đường di chuyển bởi xe đi nhiều (như xe chạy dịch vụ) rõ ràng sẽ cần phải kiểm tra về mặt kỹ thuật nhiều hơn so với các xe gia đình ít sử dụng. Tuy vậy, các chuyên gia cũng phân tích, ô tô là phương tiện kỹ thuật đặc thù và chất lượng phương tiện còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sử dụng của chủ xe và người lái. Chưa hẳn xe đi nhiều đã có tình trạng kỹ thuật kém hơn so với xe đi ít. Cơ quan đăng kiểm nói gì? Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (Hà Nội) cho rằng, quan điểm đánh giá tình trạng phương tiện theo chỉ số km là không toàn diện vì trên thực tế, có rất nhiều chi tiết cấu thành của phương tiện sẽ hư hỏng theo thời gian, không phải do số km vận hành. Ông Hải dẫn chứng, một phương tiện chạy nhiều km nhưng có sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đầy đủ và vận hành theo đúng các khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ có tình trạng kỹ thuật ổn định hơn các phương tiện vận hành ít nhưng không được bảo dưỡng, sửa chữa đúng cách và sử dụng không theo khuyến cáo. “Khi xây dựng các quy trình, quy định, quy chuẩn về kiểm định phương tiện hiện nay, Cục Đăng kiểm đều đã tham khảo các bộ quy định, quy chuẩn của quốc tế. Vì vậy, theo tôi việc thực hiện kiểm định với chu kỳ kiểm định như đang áp dụng là phù hợp”, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S cho hay.
Nhiều chuyên gia còn chỉ ra một số lý do khiến đề xuất này khó khả thi, đó là đối với ô tô hiện nay, nhất là với xe không kinh doanh vận tải vẫn chưa thể quản lý được quãng đường di chuyển. Với ô tô cá nhân, việc xe đi nhiều hay ít hầu như chỉ dựa trên chỉ số hiển thị trên công-tơ-mét. “Nếu dựa vào số km của ODO (đồng hồ đo quãng đường đã di chuyển của xe - PV) thì sẽ nảy sinh gian lận bằng cách can thiệp kỹ thuật để dừng hoặc tua ngược đồng hồ, gây khó khăn cho lực lượng chức năng muốn kiểm tra, kiểm soát. Do vậy, nếu muốn quản lý đăng kiểm theo quãng đường thì lại cần nhiều thêm quy định về pháp lý khác, điều này khiến câu chuyện về đăng kiểm còn phức tạp hơn”, một vị chuyên gia phân tích. Hoàng Hiệp Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! Bỏ giấy đăng kiểm, giãn thời gian kiểm định, tiết kiệm cả ngàn tỷCùng với đề xuất bỏ giấy đăng kiểm, xe taxi, xe công nghệ có thể không phải kiểm định 6 tháng/lần như hiện nay mà tăng lên 12 tháng/lần. Nếu được áp dụng, đề xuất trên sẽ giúp tiết kiệm không ít thời gian và tiền bạc. |