欢迎来到88Point

88Point

【soi kèo trận inter milan】Còn khó trong kiểm tra an toàn thực phẩm

时间:2025-01-11 20:44:15 出处:La liga阅读(143)

Luật An toàn thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 1-7-2011) sau hơn 5 năm triển khai thi hành đã có tác động tích cực đến ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và các cơ sở sản xuất,ểmtraantonthựcphẩsoi kèo trận inter milan kinh doanh đối với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP). Nhìn từ những quy định của luật đến thực tiễn thi hành cho thấy những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP đang tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Từ quy định của luật

Luật An toàn thực phẩm đã giao trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP cho 3 ngành chủ chốt là y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương. So với trước khi có luật, việc quản lý ATTP được phân theo từng công đoạn: ngành nông nghiệp quản lý khâu sản xuất, ngành công thương quản lý khâu lưu thông, ngành y tế quản lý khâu chế biến. Như vậy, Luật An toàn thực phẩm ra đời đã chuyển hướng quản lý nhà nước về ATTP theo chuỗi sản xuất và nhóm ngành nghề, thông suốt từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, giết mổ đến khâu sơ chế, chế biến, kinh doanh… 

Về nguyên tắc quản lý ATTP, luật quy định trách nhiệm trước tiên thuộc về các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời với việc giao cho từng ngành quản lý cụ thể đã hình thành hệ thống quản lý ATTP được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, giúp việc quản lý nhà nước về ATTP theo chuỗi và giúp kiểm soát thực phẩm ngay tại nơi có thể phát sinh ra mối nguy hại.

Bên cạnh đó, chế tài đối với các vi phạm trong lĩnh vực này cũng được quy định rất chặt chẽ trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm quy định: “Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Còn Nghị định 178/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP thì mức phạt hành chính tối đa cho mỗi hành vi vi phạm hiện nay lên đến 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Đến thực tiễn thi hành

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, toàn tỉnh hiện có trên 3.400 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến ATTP cũng khá lớn, tuy nhiên đa phần lại là các điểm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và kiểm tra đột xuất, qua đó phát hiện trên 510 cơ sở vi phạm, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp… Trong đó, tiến hành nhắc nhở trên 480 cơ sở, phạt tiền 20 cơ sở với các lỗi như chưa có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phụ gia thực phẩm không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không khám sức khỏe định kỳ cho người tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm… với số tiền phạt trên 40 triệu đồng.

Ông Võ Hoàng Hận, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: Với chế tài răn đe của luật đã từng bước chấn chỉnh ý thức chấp hành pháp luật của người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng xử lý nghiêm đối với các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về ATTP nghiêm minh, chặt chẽ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, dù đạt được những kết quả nhất định nhưng qua quá trình thực hiện Luật An toàn thực phẩm vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: Do việc thanh, kiểm tra chỉ có thể thực hiện theo từng thời điểm nhất định nên dẫn đến tình trạng nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh tìm cách đối phó với lực lượng chức năng. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP hiện nay ở các cấp, nhất là cơ sở vẫn còn thiếu, các điều kiện, phương tiện kỹ thuật kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cuối cùng là do ý thức của một bộ phận người dân về ATTP còn hạn chế, trong đó ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo vệ sinh ATTP chưa cao. Mặt khác, do lợi nhuận kinh tế mà một số cá nhân, doanh nghiệp coi thường sức khỏe, tính mạng con người, có hành vi buôn bán các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… Chị Lê Thị Xuân, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Vừa rồi tôi có xuống chợ mua mấy kg thịt heo, lúc mua thì còn tươi xanh nhưng về nhà rửa sạch được một lúc thì thịt bốc mùi rất hôi, không ăn được. Hỏi một số người mới biết thịt này là loại đã để lâu, được tẩm ướp thêm phụ gia để tiếp tục bán, sau lần đó tôi rất cảnh giác trong việc mua thịt heo”.

Còn bà Nguyễn Thị Năm, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Có lần tôi thấy ở chợ bán khô mực giá rẻ nên mua về ăn thử, nhưng không ngờ mua phải khô mực không chất lượng, nghi làm giả. Mong cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng này”.  

Cũng theo ông Võ Hoàng Hận, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã có  kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong việc tăng cường thêm lực lượng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực ATTP, đồng thời trang bị thêm các phương tiện, thiết bị kiểm tra ATTP đạt tiêu chuẩn, nhằm hạn chế được tình trạng vi phạm trong thời gian tới.

Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm. Đặc biệt, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể lên đến 20 năm tù.

 

 Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: