“Việt Nam có thể bị kẹt trong hệ thống đô thị không hiệu quả và năng suất thấp” – đó là cảnh báo nghiêm khắc từ các nhà nghiên cứu. Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam có xu hướng suy giảm trong 5 năm trở lại đây. Do mô hình phân tán các nguồn lực và yếu tố sản xuất quan trọng trên phạm vi cả nước,ỗmáychínhđanggiảmtốpha lê baccarat Việt Nam đang không có đủ nguồn lực để duy trì tăng trưởng hợp lý cho hệ thống đô thị. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững trong tương lai, mà còn tạo ra nguy cơ không đạt được các mục tiêu phát triển bền vững nếu như không giải quyết đúng cách các vấn đề về đất đai và quy hoạch, phân bổ tài khóa và dịch chuyển lao động.
Chẳng hạn, chính sách tài khoá cào bằng đã chuyển hướng nguồn lực từ khu vực tăng trưởng cao hơn sang khu vực kém phát triển, nên các đô thị lớn không có động lực để tăng thu ngân sách. Điều này lý giải tại sao tốc độ tăng trưởng của TPHCM và Hà Nội, hai trụ cột của cả nước, lại không cao hơn mức trung bình của cả nước là bao. Báo cáo năm 2016 của A.T. Kearney về vai trò của các đô thị chỉ ra rằng, bức tranh tổng thể về vai trò của các đô thị tại Việt Nam rất khác so với toàn cầu. Trong khi 123 đô thị lớn nhất thế giới chiếm 13% dân số và chiếm 32% GDP thì 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam chiếm khoảng 21% dân số, nhưng chỉ đóng góp 34% GDP của nước. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của 5 thành phố này gần như không thay đổi đáng kể trong vòng 15 năm trở lại đây: năm 2005, đóng góp khoảng 36 - 37%, thì hiện nay là khoảng 40%. Đa số dân số tăng thêm tại Việt Nam tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Hà Nội và Đà Nẵng, tuy nhiên, nguồn lực lại không chảy về ba khu vực này, thể hiện qua việc chi tiêu ngân sách thường xuyên, đầu tư công trung bình giảm.
Dường như cái giá phải trả cho công bằng (hay “cào bằng” trong phân bổ ngân sách) chính là hiệu quả của đô thị. Nhóm nghiên cứu của WB và nhiều chuyên gia độc lập có uy tín khác khẳng định, nếu cứ tiếp tục thực hiện chính sách như thế thì sẽ không đạt được cả hiệu quả lẫn công bằng!