Chú trọng chuyển đổi số,ânhàngtrongcuộcđuachuyểnđổisốbảng xếp hạng seria a nhiều ngân hàng đạt 90% giao dịch trên kênh số Ngân hàng tiếp tục “cuộc đua” lãi suất tiết kiệm Chuyển đổi số ngành ngân hàng được đánh giá là có tác động tích cực tới tất cả ngành kinh tế, trong mọi lĩnh vực đời sống. Ảnh: ST Tiến xa hơn về chuyển đổi số
Những năm gần đây, việc sử dụng các giao dịch ngân hàng trên kênh số không còn xa lạ với đại bộ phận người dân. Theo các chuyên gia, hành trình chuyển đổi số của ngân hàng gồm 3 bước, thứ nhất là số hóa - chuyển đổi quy trình truyền thống sang quy trình số; tiếp đến là chuyển đổi kỹ thuật số - số hóa từng phần nghiệp vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng; cuối cùng là tái tạo số - kết hợp công nghệ, nền tảng kỹ thuật số để tạo doanh thu, kết quả thông qua các chiến lược, sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
Thực tế cho thấy, hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đang ở bước thứ 3 nên đã có nhiều kế hoạch để tiến xa hơn về chuyển đổi số. Vì thế, nhiều ngân hàng đã tiến lên thành lập hệ sinh thái ngân hàng số, từ việc mở tài khoản tới đăng ký, phát hành, quản lý sản phẩm - dịch vụ như tài khoản, thẻ tín dụng, khoản vay... đều có thể thực hiện online. Ngoài ra, các ngân hàng còn xây dựng kho dữ liệu, chuẩn hoá hạ tầng số tập trung, kết nối ứng dụng ngân hàng với các dịch vụ công, dịch vụ tài chính, viễn thông, điện lực, giao thông, y tế... giúp khách hàng được sử dụng nhiều tiện ích hơn so với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
Theo các chuyên gia, đến nay, khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các giao dịch điện tử, một số lĩnh vực khác như ứng dụng chuỗi khối (Blockchain) mới chỉ có các hướng dẫn về việc cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, chưa xác định rõ sẽ vận hành như thế nào. Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Quang Vinh, Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng số của SHB cho biết, chuyển đổi số được đánh giá là một dự án dài hơi, với những hạng mục công việc mang tính phức tạp cao và đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều đơn vị. SHB đã ứng dụng chuyển đổi trong quản lý quan hệ khách hàng để đưa ra nhiều giải pháp tài chính đa dạng, cũng như ứng dụng công nghệ trong công tác vận hành, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân sự cũng như gia tăng năng suất làm việc.
Tương tự, Nam A Bank cho hay, trong năm 2022 sẽ tiếp tục chú trọng gia tăng đầu tư và áp dụng công nghệ, tạo những bước tiến mới trong chuyển đổi số, tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái ngân hàng số: Robot OPBA, Open Banking và ONEBANK, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi. MSB cũng đã mạnh tay hợp tác với tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới Boston Consulting Group (BCG) trong việc triển khai dự án Nhà máy số (Digital Factory) với mức đầu tư xấp xỉ 2.000 tỷ đồng…
Tuy nhiên, để thực hiện được những vấn đề như trên, các ngân hàng phải đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm cho chuyển đổi số. Ông Đỗ Quang Vinh chia sẻ, SHB đã đầu tư nhiều nguồn lực và ngân sách thực hiện nâng cấp Core Banking (ngân hàng lõi), nâng cấp thẻ, triển khai ngân hàng đầu tư, giải pháp khởi tạo cho vay (LOS), triển khai hệ thống Omni Channel và các hệ thống công nghệ thông tin có liên quan... đồng thời ứng dụng các giải pháp hiện đại nhất. Bên cạnh đó, SHB cũng hợp tác với những tổ chức, doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) hàng đầu trên thế giới để hỗ trợ việc chuyển đổi số ở SHB nhanh nhất, tốt nhất và phù hợp nhất.
Hoàn thiện từ công nghệ đến các vấn đề pháp lý
Trong những năm gần đây, để tránh lệ thuộc thu nhập từ tín dụng, các ngân hàng đều đã lấy ngân hàng số là một trong những động lực cho tăng trưởng lợi nhuận. Chẳng hạn, VIB thường trong top đầu về tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng và mức chi tiêu trên thẻ cao gấp 2 lần so với trung bình của ngành ngân hàng. Tại TPBank, lượng giao dịch trực tuyến lên tới trên 92% tổng số lượng giao dịch của toàn ngân hàng. Tại MB là 93%. Với BIDV, thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng (đặc biệt là dịch vụ) tiếp tục tăng trưởng cao trong vài năm trở lại đây nhờ động lực đến từ dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng số. SHB cũng đặt kỳ vọng khối ngân hàng số sẽ đóng góp chính vào hiệu quả và lợi nhuận của phân khúc doanh nghiệp và bán lẻ của ngân hàng…
Tuy nhiên, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng phải bao gồm việc hoàn thiện từ công nghệ cho đến các vấn đề pháp lý liên quan. Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB nhận định, chuyển đổi số vẫn là “bài toán khó”, do đầu tư với quy mô không nhỏ, nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra lại là câu hỏi lớn, trong khi dịch vụ cơ bản miễn phí nên việc bao giờ tạo ra hiệu quả là không đơn giản.
Cũng nói về khó khăn của ngân hàng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên HĐQT Vietcombank cho biết, quá trình chuyển đổi số ngân hàng gặp một số khó khăn, thách thức bởi chuyển đổi số cần sự chính xác nên cần trung tâm phân tích dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.
Riêng về vấn đề pháp lý, đây vẫn là khó khăn chưa có hồi kết với các ngân hàng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) liên tục cam kết sẽ nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho chuyển đổi số. Theo các chuyên gia, đến nay, khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các giao dịch điện tử, một số lĩnh vực khác như ứng dụng chuỗi khối (Blockchain) mới chỉ có các hướng dẫn về việc cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, chưa xác định rõ sẽ vận hành như thế nào.
Hay mới đây, góp ý về sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đánh giá, quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử đang rất chung chung, trong khi phương thức này có đặc thù riêng. Đại diện Techcombank lại đề nghị cần có quy định cụ thể hơn nhằm “mở đường” cho ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ quy trình cho vay.
Bên cạnh những vấn đề trên, một lo ngại khác với chuyển đổi số của các ngân hàng là bởi lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang là “đích ngắm” của tội phạm mạng. Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều ngân hàng, ví điện tử, trung gian thanh toán, thương mại điện tử đã phát cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, chiếm đoạt tài sản qua hình thức trực tuyến.
Chẳng hạn, Techcombank đã từng phát đi thông tin có hành vi giả mạo ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng Vietcombank cũng đã cảnh báo việc xuất hiện tình trạng lừa đảo mạo danh tin nhắn thương hiệu… Vào đầu tháng 6, Công ty an ninh mạng Group-IB (trụ sở Singapore) đã phát đi cảnh báo phát hiện một vụ tấn công lừa đảo mạo danh 27 tổ chức tài chính quen thuộc của Việt Nam để đánh cắp thông tin, tài khoản người dùng, thực hiện giao dịch bất hợp pháp. Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, năm 2021, đã có hơn 1.000 website lừa đảo trực tuyến, giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính bị ngăn chặn, xử lý.
Với những vấn đề nêu trên, chúng ta rõ ràng không thể phủ nhận xu thế chuyển đổi số đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành ngân hàng của Việt Nam. Phát biểu tại một hội thảo về chuyển đổi số vào tháng 6/2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã khẳng định, ngành ngân hàng sẽ tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bảo đảm hoạt động đúng quy định, thông suốt, an toàn. Tuy nhiên, việc này cần nhiều hơn nữa sự cải thiện về pháp lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như nhận thức của các ngân hàng và cơ quan quản lý. Điều này sẽ cần sự vào cuộc của tất cả các bên, với mục tiêu vì sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
顶: 6891踩: 3343
【bảng xếp hạng seria a】Ngân hàng trong cuộc đua chuyển đổi số
人参与 | 时间:2025-01-27 04:11:35
相关文章
- Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- Communist Party leads the nation: top leader
- Party, State leaders pay tribute to President Hồ Chí Minh on Party’s anniversary
- Party official receives Japanese Communist Party delegation
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Former top planning official slams capital proposal
- VN, Poland marks 70th anniversary of diplomatic ties
- Defence cooperation – pillar of Việt Nam
- Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- Việt Nam backs UNSC
评论专区