【kq.tbn】Kỳ vọng gì từ thượng đỉnh Nga
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) tại lễ đón ở nhà ga thành phố Vladivostok, Nga, ngày 24/4/2019. |
Hội nghị được Bình Nhưỡng kỳ vọng sẽ tạo “đòn bẩy” cho cuộc đối thoại song phương với Mỹ, tuy nhiên, liệu mọi chuyện có đơn giản như vậy?
Ông Kim Jong-un đã đến Vladivostok ngày 24/4 trên đoàn tàu bọc thép của riêng mình. Tháp tùng ông là các quan chức cấp cao Triều Tiên, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho và Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choe Son Hui. Ngoài ra, cố vấn trưởng của ông Kim là Kim Chang Son cũng được cho là đã có mặt tại Vladivostok vào ngày 21/4. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh những tháng gần đây, tình hình xung quanh bán đảo Triều Tiên đã phần nào ổn định, nhờ thiện chí ngừng thử tên lửa và đóng cửa các bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. Dự kiến, vấn đề hạt nhân và cách giải quyết sẽ là trọng tâm của hội nghị. Ngoài ra, chương trình nghị sự của cuộc gặp lần này bao gồm mối quan hệ Nga-Triều, và sự hợp tác khu vực.
Chuyến thăm là một phần trong nỗ lực của ông Kim nhằm xây dựng sự ủng hộ của nước ngoài sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai hồi tháng 2 vừa qua đã không thể giúp nới lỏng trừng phạt chống Triều Tiên. Ông Kim đang tìm cách chứng minh rằng sau thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông vẫn đang được các lãnh đạo thế giới “săn đón”, và rằng ông đang có thêm nhiều lựa chọn. Lãnh đạo Triều Tiên không muốn bị coi là quá phụ thuộc vào Washington, Bắc Kinh và Seoul. Về phía Nga, hội nghị thượng đỉnh Putin-Kim sẽ giúp tái khẳng định vị thế quan trọng của Moscow trên bán đảo Triều Tiên. Nói cách khác cuộc gặp này mang ý nghĩa quan trọng đối với uy tín quốc tế của Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định không nên kỳ vọng vào một bước đột phá từ cuộc gặp lần này. Bởi sau Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định cho ông Trump thêm thời gian từ nay đến cuối năm để giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán song phương. Như vậy, không thể nói về bất kỳ vai trò hòa giải hay hỗ trợ nào của Nga.
Hơn nữa, dù có thái độ thân thiện với Nga, Triều Tiên vẫn không hài lòng với sự hỗ trợ mà họ cho là chưa đủ từ phía Moscow. Triều Tiên vẫn coi mình là một tiền đồn ngăn chặn ảnh hưởng quân sự của Mỹ trong khu vực, bảo vệ cả các lợi ích của Nga. Họ muốn nhận được trợ giúp nhiều hơn vì một sự bảo vệ như vậy, trước hết về mặt kinh tế, chứ không phải chính trị. Tuy nhiên, không có khả năng các điều này sẽ đến từ Moscow. Nền kinh tế Nga đang ở trong tình trạng khó khăn sau các lệnh trừng phạt xung quanh vấn đề Crimea, vì vậy cuộc gặp Putin – Kim sẽ chỉ là một cách để ra hiệu, nhắm đến chính quyền Trump và Hàn Quốc.
Nga ủng hộ việc dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, trước hết trong các lĩnh vực dân sự của nền kinh tế. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào lập trường của Washington, và Mỹ cho rằng cần phải duy trì tất cả các biện pháp trừng phạt cho đến khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Về quan hệ kinh tế, Nga bị ràng buộc bởi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nga sẽ không vi phạm các biện pháp trừng phạt đó bởi Triều Tiên không phải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Nga và không có sản phẩm chính nào hữu ích cho Nga.
Tóm lại, dù ông Kim hy vọng cuộc gặp có thể đưa ông vào một vòng đàm phán tốt hơn với Washington, nhưng Nga có thể chỉ là một tiếng nói khác thúc giục Triều Tiên chống lại các căng thẳng leo thang.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng khi đặt chân tới đất Nga, để ngỏ khả năng thăm Nga lần nữa | |
Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều Tiên sẽ tạo ra nền tảng tốt để tiến xa | |
Thượng đỉnh Kim-Putin: Nga tìm lại vai trò trên bàn cờ khu vực | |
Toan tính của Kim Jong Un và Putin trong ván bài Thượng đỉnh Nga-Triều | |
Triều Tiên đưa ra điều kiện để có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với Mỹ |
(责任编辑:Cúp C2)
- Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu năm 2019 diễn ra ở 3 châu lục
- 'Em Thúy' sắp thành bảo vật quốc gia
- Đường tình lận đận của những nữ danh hài
- ‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- Bộ Tài chính
- Huawei: 1.500 người Australia sẽ mất việc làm do lệnh cấm mạng 5G
- Khôi phục các giá trị đặc sắc di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Thầy
- Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- Hồ sơ cầu Long Biên: Gấp lên, đừng chần chừ!
- Cục Thuế TP.HCM: Vướng quy định về hóa đơn
- Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh: Đi đầu trong ứng dụng CNTT vào quản lí thuế
- Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- Galaxy S III sẽ không xuất hiện tại MWC 2012
- Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- Chiếc bình 21 tỉ bị đập vỡ ngay tại triển lãm
- Nhật Bản sửa đổi luật để người lao động có thể làm việc đến 70 tuổi
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm tại trường học
- Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- Rình người săn hàng giảm giá ngày Lễ tình yêu