【lịch cúp fa đêm nay】Người con đất Viên An
(CMO) Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, tại Cà Mau, nổi bật với sự kiện khởi nghĩa Hòn Khoai. Tham gia cuộc khởi nghĩa này có chàng trai Bông Văn Dĩa (Hai Dĩa), quê ở làng biển nằm gần chót Mũi Cà Mau. Ông là người lái ghe đưa lực lượng khởi nghĩa từ đất liền ra đảo và trao chỉ thị khởi nghĩa của Tỉnh uỷ Bạc Liêu cho thầy giáo Hiển, lúc đó đang bí mật ở trên đảo.
Do sự phối hợp không đồng loạt của các địa phương, cuộc khởi nghĩa rơi vào thế cô lập, lực lượng khởi nghĩa bị Pháp bắt giữ. Tám chiến sĩ trực tiếp khởi nghĩa, gồm: Phan Ngọc Hiển, Ðỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Ðắc, Nguyễn Văn Cự, Ðỗ Văn Biên, Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Văn Ðình, cùng hai đồng chí Lê Tồn Khuyên thuộc Chi bộ thị trấn Cà Mau và đồng chí Quách Văn Phẩm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, bị đem ra hành quyết tại Sân vận động thị trấn Cà Mau, sáng 12/7/1941. Bông Văn Dĩa bị kêu án chung thân và đày ra Côn Ðảo. Năm 1945, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã giải thoát ông khỏi lao tù, trở về hoạt động trong Xứ uỷ Nam Bộ.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông được phân công ở lại miền Nam, về quê Rạch Gốc làm nhiệm vụ cất giữ vàng và vũ khí. Từ đầu năm 1958, ông bí mật đưa rước cán bộ và chuyển tài liệu đi các tỉnh bằng đường sông, cả đường biển, với vỏ bọc hợp pháp của một ngư dân.
Tháng 6/1961, trong lúc tham gia chuẩn bị thành lập Mặt trận Giải phóng tỉnh Cà Mau, Bông Văn Dĩa được Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ tổ chức ghe thuyền và người bí mật vượt biển ra Bắc xin chi viện vũ khí.
Ngày 1/8/1961, ông cùng bảy đồng đội xuất phát cuộc vượt biển đầu tiên ra Bắc tại rạch Cái Mòi bằng chiếc ghe đánh cá trọng tải nhỏ, chỉ năm tấn. Thời điểm đó, toàn bộ vùng biển miền Nam nằm trong sự kiểm soát của quân đội Sài Gòn.
Việc lấy Vàm Lũng làm cửa đón tàu có trọng tải vài ngàn tấn vào ngay thời điểm triều cường là đề xuất cực kỳ quan trọng của Bông Văn Dĩa. Ðây là bất ngờ hoàn toàn với cả hải quân Mỹ và Sài Gòn, vì chúng đinh ninh Vàm Lũng chỉ là cửa cạn. Gần ba năm đầu, Vàm Lũng đón hàng chục tàu, nhận hơn ngàn tấn vũ khí mà địch không hề hay biết. Cho đến khi sự kiện Vũng Rô tháng 2/1965, đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam mới bị giặc phát hiện...
Tượng đài di tích lịch sử Bến Vàm Lũng tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Ảnh: MINH TẤN |
Ðại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Ðoàn 962, nhớ lại: “Sau nhiều ngày khảo sát thực tế và nhất trí với Khu uỷ Khu 9 phương án trình Trung ương, đêm 26/7/1962, Bông Văn Dĩa cùng năm đồng đội lên đường ra Bắc lần thứ hai, trực tiếp báo cáo với Tổng bí thư Lê Duẩn và Trung tướng Trần Văn Trà phương án đón tàu tại bến Cà Mau”.
Chấp nhận phương án đề xuất của Khu 9, Trung ương quyết định cho tàu Phương Ðông 1 đưa 30 tấn vũ khí đầu tiên vào Nam Bộ, do Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên, Lê Văn Một làm Thuyền trưởng, cùng với 10 thuỷ thủ. Tàu xuất phát tại bến Ðồ Sơn đêm 11/10/1962 và đến 6 giờ sáng ngày 16/10/1962, tàu an toàn vào cửa Vàm Lũng, Rạch Gốc, Cà Mau. Liên tiếp các ngày sau đó, ba tàu chở vũ khí vào bến Vàm Lũng an toàn. Ðường Hồ Chí Minh trên biển từ đây chính thức được khai thông.
Sau khi tàu Phương Ðông 1 vào bến Cà Mau, Ðoàn 962 gấp rút được thành lập, Bông Văn Dĩa được phân công làm Ðoàn phó. Ðây là đơn vị đón nhận và phân phối vũ khí cho cả Nam Bộ, gồm các bến đón: Bà Rịa, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau.
Không chỉ đón được tàu, tiếp nhận được vũ khí, trong suốt những năm tồn tại, đơn vị bến còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hết sức khó khăn, đó là cất giữ, vận chuyển và phân phối một khối lượng vũ khí rất lớn đến các chiến trường khắp Nam Bộ, trong điều kiện địch phong toả gắt gao, chà đi quét lại khắp vùng rừng đước Năm Căn, nhằm kiểm soát toàn bộ mặt biển và mặt sông khu vực này.
Ðoàn 962 đã tổ chức các đơn vị chiến đấu tinh nhuệ để bảo vệ bến bãi, kho tàng, căn cứ, đường vận chuyển... nổi tiếng là các đơn vị săn tàu.
Sau sự kiện Vũng Rô, đường không còn bí mật nữa. Ðối phương cho triển khai ngay chiến dịch mang tên Market Time, phân công rõ ràng: Hải quân Sài Gòn tuần tiểu ven bờ, hải quân Mỹ (hạm đội Bảy) ngăn chặn ngoài khơi. Toàn bộ vùng ven biển miền Nam được địch tổ chức thành 9 khu vực chiến đấu và 5 trung tâm giám sát lớn...
Ta chuyển qua hoạt động theo phương thức mới: Chấp nhận đối mặt với sự ngăn chặn và săn đuổi, bằng phương thức đi tàu lớn hơn, tốc độ cao hơn, đi xa hơn ra hải phận quốc tế, tìm mọi cách đánh lạc hướng địch, chọn thời điểm bất ngờ nhất, với tốc độ cao nhất, luồn lách qua lưới canh tuần của tàu địch, đâm thẳng vào các bến. Phương thức này đem lại thành công đầu tiên từ chuyến tàu 42 vào được bến Vàm Lũng đêm 15/10/1965. Từ đây, giai đoạn mới của con đường trên biển Ðông lại bắt đầu.
Ðây là giai đoạn đem lại nhiều kết quả nhất, nhưng hy sinh và mất mát cũng cao nhất. Vì bí mật của con đường không còn nữa, chỉ còn yếu tố bất ngờ. Giai đoạn này, toàn bộ các chuyến tàu đều được cài sẵn những khối thuốc nổ hàng tấn, để khi cần, có thể điểm hoả, như tàu 165, nổ cách bờ Cà Mau hơn 50 hải lý, toàn bộ thuỷ thủ đoàn 18 người đều hy sinh. Hàng loạt các con tàu khác bị phát hiện với những cuộc hỗn chiến giáp lá cà trên biển, nhiều tàu phải phá huỷ, nhiều chiến sĩ hy sinh, bị địch bắt...
Năm 1967, Bông Văn Dĩa được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân giải phóng.
Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, người con của đất Viên An này còn có những thành tích rất đặc biệt: Hai lần được Xứ uỷ Nam Bộ phân công sang Thái Lan mua vũ khí và đưa bộ đội hải ngoại về nước. Chuyến đi đầu, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hoài cải trang làm một gia đình thương nhân sang Thái mua bán. Ðến Thái Lan, mặc dù bị bắt giam bốn tháng nhưng khi vừa ra tù, ông chở ngay chuyến vũ khí, máy in... đầu tiên về Năm Căn. Lần thứ hai, để kết hợp đưa bộ đội hải ngoại về nước, cấp trên quyết định tổ chức bằng đường bộ. Trên đường vận chuyển, ông cùng đơn vị phải chiến đấu hơn 10 trận để bảo toàn vũ khí và lực lượng.
Sau khi thống nhất đất nước không lâu, ông xin được nghỉ hưu, về sống tại quê hương Rạch Gốc với một chiếc tàu đánh cá. Ông mất ngày 30/5/1983, mộ phần tại đất nhà. Mảnh đất nhỏ và ngôi nhà đơn sơ giờ đây là địa chỉ lịch sử, điểm du lịch về nguồn ở vùng địa đầu cực Nam Tổ quốc.
Ðể tri ân những đóng góp đặc biệt của ông, tháng 7/2012, huyện Ngọc Hiển khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa trong khu quần thể tượng đài di tích Ðoàn tàu Không số, tại ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân. Công trình được xây dựng từ sự chỉ đạo và đóng góp của Ðảng bộ huyện Ngọc Hiển cùng với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Lữ đoàn 125, Quân khu 9, Ban Liên lạc Ðoàn 962 và các nhà hảo tâm. Ðây là nơi trưng bày các hình ảnh, kỷ vật có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Bông Văn Dĩa, để nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống giữ nước hào hùng của cha ông.
Ông Hai Dĩa sinh ra và lớn lên ở xứ sở của hạt phù sa Ðất Mũi, yêu rừng biển quê mình. Kỳ diệu nhưng cũng thật giản dị như tự nhiên, khi đất nước cần, ông đi đánh giặc; hết giặc, ông lại trở về với rừng biển, để ngày ngày lại giong tàu ra khơi thả lưới, đêm đêm nhìn lên đỉnh đèn hòn...
Tháng 12/2022
Lê Vũ Hoàng - Nguyễn Trọng Tín
(责任编辑:Cúp C2)
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Rà soát 199 nghị quyết
- Giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, sao lại đề xuất tăng?
- Mùa xuân tri ân
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- Trưởng ấp nói hay, làm giỏi
- Sẽ phối hợp giải quyết hiệu quả hồ sơ hành chính
- Trưởng trạm Y tế xã làm theo lời Bác
- VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- Khi việc tiếp nhận và trả kết quả tập trung tại một đầu mối
- Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động đoàn thể
- Xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng phát triển
-
Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sự đồng hành, cải cách của Bộ Tài chính Cải cách chính sách, thủ ...[详细] -
Lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Nhân văn và rất cần thiết
Hậu Giang đã tăng cường thực hiện lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. ...[详细] -
Trung tâm Hành chính công tiếp nhận trên 2.200 hồ sơ/tháng
(HG) - Theo Trung tâm Hành chính công tỉnh, qua một năm hoạt động, trung t ...[详细] -
Thị xã Ngã Bảy: Phát động Cuộc thi viết về tấm gương “Dân vận khéo”
(HG) - Ban Dân vận Thị ủy Ngã Bảy vừa phát động Cuộc thi viết về tấm gương &ldqu ...[详细] -
Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
FPT Software là doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm lớn hàng đầu Việt Nam. (Ảnh: FPT)Công ty phần mềm FP ...[详细] -
Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang thôi hết các chức vụ
Ông Mai Văn Huỳnh - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐNDtỉnh Kiên Giang- cùng đại biểu bỏ p ...[详细] -
Ngành Tài Nguyên và Môi trường Cụm VIII ký kết giao ước thi đua
Trao cờ, hoa cho các đội bóngViệc phát động phong trào thi đua ngành Tài nguyên và Môi trương có ý n ...[详细] -
Huyện Vị Thủy có 3 đơn vị được chọn làm điểm chỉ đạo đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy ...[详细]
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh MẫnNhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi ...[详细] -
Phát huy sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới
Đoàn Thanh niên xã Tân Tây hỗ trợ vốn cho thanh niên nuôi ếch, phát triển kinh tếNhững ngày giữa thá ...[详细]
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện những điểm mới về mua thuốc, vật tư y tế
- Tuổi trẻ Hậu Giang nhớ lời Di chúc theo chân Bác
- Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công
- Thành phố tương lai