【kq senegal】Đánh thức tiềm năng bản Lồng
VHO - Huyện Tuần Giáo (Điện Biên) có hệ thống di sản văn hóa khá phong phú với nhiều loại hình,ĐánhthứctiềmnăngbảnLồkq senegal bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thời gian qua, huyện Tuần Giáo đã và đang khai thác lợi thế này để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bản Lồng thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo với diện tích tự nhiên gần 1.500 ha, cách quốc lộ 6 tuyến đi qua đèo Pha Ðin cũ khoảng hơn 5 km về phía Tây Bắc. Ðây là không gian sinh hoạt và giao lưu văn hóa cộng đồng của khoảng 100 hộ dân tộc Mông. Với những cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa sẵn có, bản Lồng có tiềm năng lớn để trở thành bản du lịch cộng đồng. Nhận thấy tiềm năng đó, bản Lồng đã và đang hoàn thiện các khâu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, dự kiến mở cửa đón khách vào cuối năm 2024. Sau khi hoàn thiện, đây sẽ là bản du lịch cộng đồng dân tộc Mông đầu tiên trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Với mục tiêu “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, huyện Tuần Giáo đã kêu gọi nhiều nguồn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng, chú trọng bảo vệ môi trường, nguồn nước và xử lý rác thải sinh hoạt; tổ chức cho người dân tham quan các mô hình du lịch cộng đồng có hiệu quả, thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng bền vững; vận động các hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông tại bản cùng hưởng ứng, tham gia xây dựng bản Du lịch dưới nhiều hình thức; thành lập các đội văn nghệ thôn bản, luyện tập các tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc và các tiết mục dân vũ dân tộc Mông phục vụ du khách cùng giao lưu…
Đến bản Lồng, du khách cũng sẽ được trải nghiệm quy trình hoàn thiện một bộ quần áo dân tộc Mông truyền thống (ngành Mông trắng). Hình thức làm du lịch này đang được Chi hội Phụ nữ bản Lồng vận động hội viên thực hiện. Phấn đấu mỗi hộ gia đình đăng ký làm Du lịch có ít nhất 3 bộ quần áo mới để phục vụ du khách trải nghiệm. Chị Vừ Thị Dùa chia sẻ: “Mình cùng các chị em trong bản cùng may những trang phục dân tộc Mông truyền thống và cùng muốn dạy lại cho con, cháu để gìn giữ nét truyền thống của dân tộc Mông mình”.
Phát triển du lịch không chỉ tạo kinh tế bền vững cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mà còn đánh thức sức sống tiềm tàng của tài nguyên du lịch bản địa. Mô hình này sẽ góp phần nâng cao ý thức xây dựng môi trường văn hóa, cảnh quan văn minh, sạch sẽ, đóng góp tích cực cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số qua các lễ hội, trang phục, ẩm thực... nhằm mang đến cho công chúng và du khách những trải nghiệm đặc sắc.
Bên cạnh đó, nguồn thu nhập chính của người dân bản Lồng vẫn là nông nghiệp, trong đó nổi bật với một số sản phẩm OCOP như táo mèo và một số loại nông sản đặc sản như lê và cà phê. Những sản phẩm này sẽ có vai trò quan trọng trong xây dựng chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ cho bản Lồng khi phát triển du lịch. Các điểm check-in đẹp để thu hút du khách đã và đang được người dân hoàn thiện như điểm ngắm bình minh săn mây, ngắm ruộng bậc thang, khu vực trải nghiệm hoạt động bắt ốc, đường vào hang cọp, đường vào đá mũi rồng...
Phát triển du lịch cộng đồng sẽ mang lại lợi ích kép cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tuần Giáo. Song, phát triển du lịch cộng đồng ở miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Để phát triển du lịch cộng đồng bền vững, huyện Tuần Giáo đã có kế hoạch xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với cải thiện sinh kế bền vững để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, song song với bảo tồn, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên sẵn có, gắn với bảo vệ môi trường, cũng như bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Song, để đưa du lịch cộng đồng bản Lồng vận hành như mục tiêu đề ra, huyện Tuần Giáo cần tiếp tục có sự nghiên cứu cụ thể ở nhiều lĩnh vực như cuộc sống cư dân bản địa, văn hóa, ẩm thực đặc trưng, phong tục, tập quán sinh hoạt... từ đó định hướng các giá trị cốt lõi của cộng đồng, để phát triển du lịch không mang tính “thương mại hóa” vẫn giữa đúng ý nghĩa quảng bá, bảo tồn, phát huy, giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mông ở địa phương.