【lich bong hom nay】ASEAN chung sức cùng nhau vượt “bão”
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cách đây 25 năm đánh dấu bước mở rộng đầu tiên của ASEAN ra toàn khu vực. Ảnh: MOFA |
Việt Nam ghi dấu thành công
Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN 53 năm qua (ngày 8/8/1967-8/8/2020) gắn chặt với tăng trưởng kinh tế,bãolich bong hom nay hòa bình, ổn định lâu dài ở khu vực, mang lại lợi ích cho nhân dân các quốc gia thành viên. Và Việt Nam là ví dụ cho sự thành công trong hành trình hơn 5 thập kỷ qua của ASEAN, theo Tổng Thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi.
Tổng Thư ký ASEAN đánh giá, kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đến nay là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực và là một trong những trung tâm sản xuất lớn của khu vực. GDP danh nghĩa và GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng hơn gấp đôi so với khu vực, đồng thời tỷ lệ nghèo của Việt Nam cũng giảm mạnh.
Minh chứng rõ nét là cùng với nỗ lực cải cách và điều hành trong nước, Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói và nhóm cuối hạng Đông Nam Á, vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình hơn 10 năm nay và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3.000 USD.
“Việt Nam đã và đanh chứng tỏ khả năng dẫn dắt trong các vấn đề khu vực và toàn cầu với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020, đồng thời là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021”, ông Lim Jock Hoi nhấn mạnh.
Ông Vũ Khoan, nguyên Phó thủ tướng Chính Phủ, Trưởng Quan chức cấp cao (SOM) ASEAN Việt Nam đầu tiên (1992-1997)cho rằng, quyết định gia nhập ASEAN là bước đi quan trọng trên con đường Việt Nam hội nhập quốc tế. “Chúng ta luôn đi từng bước, bước khu vực, bước đại khu vực như Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… thì gia nhập ASEAN là bước đầu tiên trong quá trình hội nhập đó”, ông Vũ Khoan nói.
Bên cạnh những nét tương đồng về văn hóa, ASEAN có nhiều điểm khác nhau về trình độ phát triển và chế độ chính trị. Song, cùng chung mong muốn hòa bình, ổn định để phát triển đã trở thành chất keo kết dính trong ASEAN, là nền tảng để đoàn kết các thành viên trong mái nhà chung ASEAN.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: "ASEAN ít chịu tác động hơn so với các liên minh/cấu trúc hợp tác khác nhờ cơ chế hoạt động và lợi ích song trùng nên vị trí của ASEAN vẫn trụ vững. Vị trí này sẽ tiếp tục được duy trì lâu dài". Ảnh: Lê Quân |
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN cách đây 25 năm đánh dấu bước mở rộng đầu tiên của ASEAN ra toàn khu vực. Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam trở thành hình mẫu khiến các nước Đông Dương và Đông Nam Á lục địa mà chưa phải thành viên của ASEAN “sốt ruột” muốn gia nhập ASEAN. Được “truyền cảm hứng” từ Việt Nam, Myanmar và Lào đã gia nhập ASEAN vào năm 1997, đến năm 1999 ASEAN đón thêm thành viên mới là Campuchia. Đến nay, ASEAN trở thành hiệp hội với 10 quốc gia thành viên có chung mục đích, chung lợi ích. Chính sự chung mục đích và lợi ích đó đã tạo chất keo kết dính, đoàn kết trong ASEAN.
“ASEAN ít chịu tác động hơn so với các liên minh/cấu trúc hợp tác khác nhờ cơ chế hoạt động và lợi ích song trùng nên vị trí của ASEAN vẫn đứng vững. Vị trí này sẽ tiếp tục được duy trì lâu dài”, ông Vũ Khoan nhận định.
Gắn kết và chủ động thích ứng
Quá trình xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực ổn định, hòa bình và thình vượng là quá trình lâu dài, gian khổ và đầy khó khăn, thách thức. Lịch sử cho thấy ASEAN luôn vươn lên mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn khi phải đối diện với thách thức, chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng tài chínhchâu Á năm 1997 và việc chung tay khắc phục hậu quả bão Nargis năm 2008.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) cho rằng, là tổ chức khu vực với 10 quốc gia thành viên, ASEAN cùng lúc gặp cả thuận lợi lẫn thách thức. Đáng kể trong năm 2020, một trong những thách thức lớn nhất của ASEAN là vừa phải vượt qua dịch bệnh Covid-19, vừa nỗ lực tiếp tục xây dựng Cộng đồng ASEAN, mở rộng quan hệ, duy trì môi trường hòa bình, ổn định.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của khu vực, những cạnh tranh, mâu thuẫn và bất đồng là những điều rất khó tránh. Việc các bộ trưởng quốc phòng các nước ngồi lại với nhau, trao đổi tìm ra phương thức đối thoại, hợp tác theo cơ chế ADMM và ADMM+, đã là đóng góp làm giảm bớt bất đồng, ngăn ngừa những bất đồng trở thành xung đột và những xung đột trở thành đụng độ.
Một trong những kết quả nổi bật trong hợp tác quân sự và quốc phòng trong ASEAN là phòng chống, kiểm soát những mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống trên biển như cướp biển đến phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19. “Trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, lực lượng quốc phòng của các nước ASEAN đã tổ chức các hoạt động cụ thể để tăng cường hợp tác trong phòng chống dịch bệnh”, ông Vũ Hồ cho biết.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam không những kiểm soát tốt dịch Covid-19 trong nước, mà còn chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm, san sẻ vật tư y tế với các nước thành viên ASEAN trong phòng chống dịch covid 19. Đây là hành động hết sức quan trọng và có ý nghĩa cho Đông Nam Á - khu vực sát vách Trung Quốc nhưng không phải là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch.
Trên thực tế, dịch Covid-19 đã cho thấy, để ứng phó kịp thời và hiệu quả những thách thức khó lường hoạch chưa từng có tiền lệ, thì khả năng tự cường của khu vực là cần thiết hơn bao giờ hết.
Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi băn khoăn, vấn đề đặt ra là liệu phương thức vận hành hiện nay của khu vực có đủ sức tạo điều kiện ứng phó một cách đồng bộ với thách thức ở quy mô lớn như Covid-19, bởi lẽ dịch Covid-19 bùng phát là cuộc khủng hoảng y tế công và nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng đa diện, đòi hỏi phản ứng liên và đa ngành để giải quyết hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.
Theo ông Dato Lim Jock Hoi, ASEAN đã đi được nửa chặng đường thực hiện tầm nhìn trong Tuyên bố ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước. Kiểm điểm quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, suy ngẫm cách thức tốt nhất cho chặng đường phía trước đang là mối quan tâm cấp bách trong bối cảnh các thế lực cạnh tranh có thể gây phương hại cho sự thống nhất của Cộng đồng, Tổng thư ký ASEAN nêu.
Về vấn đề này, ông Vũ Khoan cho rằng, ASEAN hiện nay đã đạt bước phát triển khá cao ở cả 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi rất nhanh trước sức ép của cuộc khủng hoảng kép (Covid-19 và suy thoái kinh tế), đặt ASEAN trước sự chọn lựa mới.
“Không phải ngẫu nhiên trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 Việt Nam lại lấy chủ đề ‘Gắn kết và chủ động thích ứng’ bởi rõ ràng tình hình thế giới và khu vực đang thay đổi mà khó ai dám chắc, do diễn biến rất phức tạp cả về Covid-19, kinh tế, chính trị - an ninh. Do đó, ASEAN sẽ phải thích ứng và chắc chắn các quan chức ASEAN sẽ ngồi lại với nhau, thảo luận nhiều vòng nữa để soạn thảo tầm nhìn dài hơi mới cho ASEAN”, ông Vũ Khoan nêu.
Về phía Việt Nam, trong Thông điệp gửi Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN cùng các nước đối tác, bạn bè của ASEAN nhân dịp kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN và 25 năm Việt Nam tham gia ASEAN (ngày 28/7/1995 - 28/7/2020), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam dành ưu tiên cao đẩy mạnh đoàn kết, thống nhất, phối hợp hành động hiệu quả trong ASEAN cũng như tăng cường quan hệ với các đối tác để nâng cao năng lực tự cường và khả năng ứng phó hữu hiệu của ASEAN trước các thách thức chưa từng có; đó là dịch bệnh Covid-19 và những chuyển động, cạnh tranh mạnh mẽ, sâu sắc của môi trường địa chiến lược toàn cầu và khu vực, trong đó phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, bao gồm cả UNCLOS 1982.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, vượt lên những khó khăn, thử thách hiện tại, cùng các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy thực hiện thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, định hướng phát triển của Cộng đồng ASEAN sau 2025, nâng cao vị thế và phát huy vai trò của ASEAN đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển bền vững của khu vực và thế giới.