发布时间:2025-01-10 10:59:05 来源:88Point 作者:Cúp C1
Nghiên cứu kỹ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam |
Sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019
Về sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hành lang Bắc - Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (chiếm tới 49% về dân số và 61% về GDP của cả nước). Tuy nhiên, thị phần vận tải trên hành lang này chưa cân đối giữa các phương thức, chi phí logistic cao (gấp 2 lần mức trung bình trên thế giới), tai nạn giao thông và phát sinh khí thải môi trường rất lớn...
Dự báo nhu cầu vận tải cũng cho thấy trong tương lai hành lang Bắc - Nam sẽ thiếu hụt lớn về năng lực vận tải, nếu chỉ đầu tư các phương thức (đường bộ, hàng không và đường biển) theo quy hoạch và nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thì cũng không đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy, cần phải có một loại hình vận tải mới, sức chuyên chở lớn để bù đắp năng lực thiếu hụt nêu trên.
Với các ưu điểm về năng lực vận chuyển, tốc độ, mức độ an toàn, thân thiện với môi trường; khả năng phát triển bền vững, hài hòa giữa các phương thức vận tải cũng như việc phân bố lại nhu cầu vận tải; khả năng tái cấu trúc đô thị và phân bố lại dân cư, lao động trên hành lang Bắc - Nam, lợi thế trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tạo cơ hội đầu tư, thúc đẩy các ngành sản xuất, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, góp phần giải quyết công ăn, việc làm... cho thấy việc phát triển tuyến đường sắt mới, tốc độ cao Bắc - Nam là phù hợp.
Theo kế hoạch dự kiến, dự án sẽ được báo cáo Bộ Chính trị vào tháng 5/2019 và trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019.
Ông Nguyễn Trí Đức, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải thông tin thêm, điểm đầu sẽ là ga Hà Nội (đoạn từ ga Hà Nội đến Ngọc Hồi đi chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1); điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TPHCM). Dự án sẽ đi qua địa bàn 20 tỉnh, thành phố với chiều dài toàn tuyến khoảng 1559km (cầu chiếm 60%, hầm chiếm 10%, đường chiếm 30%), đường đôi - khổ 1435mm - điện khí hóa; bao gồm: 24 ga và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng.
Dự án sẽ đi qua địa bàn 20 tỉnh, thành phố với chiều dài toàn tuyến khoảng 1559km (cầu chiếm 60%, hầm chiếm 10%, đường chiếm 30%). Ảnh: Internet. |
3 kịch bản đầu tư
Theo Bộ Giao thông vận tải, nhóm nghiên cứu đã rà soát 6 phương án đầu tư và tổng hợp đề xuất thành 3 kịch bản, từ đó đề xuất sẽ nâng cấp tối ưu hóa năng lực đường đơn của tuyến đường sắt hiện tại để khai thác vận tải hàng hóa và hành khách địa phương đối với đường sắt hiện có.
Đồng thời, xây dựng đường sắt mới phục vụ tàu khách với định hướng về lâu dài khai thác với tốc độ tối đa 320km/h (tốc độ thiết kế 350km/h). Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án là khoảng 9.834 ha. Về điện năng, dự kiến đến 2030 là 0,165 Tỷ KWh; năm 2050 là 2,3 tỷ KWh.
Lộ diện hình hài dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam (HQ Online) - Bộ Giao thông vận tải vừa có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án ... |
Sau năm 2050 có thể chuyển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thành đường sắt cao tốc (HQ Online)- Theo Bộ Giao thông vận tải, dự kiến lộ trình phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ chia thành ... |
Hai phương án phân kỳ đầu tư (theo chiều dọc và theo chiều ngang) đã được nhóm tư vấn nghiên cứu trên cơ sở đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư dự án cũng như sự phù hợp với quy hoạch liên quan... nghiên cứu đề xuất phân kỳ theo chiều ngang.
Theo đó: Giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh (dài 295 km với tổng mức đầu tư khoảng 12,022 tỷ USD) và TPHCM - Nha Trang (dài 370km với tổng mức đầu tư khoảng 12,691 tỷ USD). Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang (dài 894km với tổng mức đầu tư khoảng 33,998 tỷ USD) để nối thông toàn tuyến.
Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án khoảng 58,71 tỷ USD (suất đầu tư 38 triệu USD/km) theo hình thức PPP. Trong đó, vốn nhà nước khoảng 80%, vốn tư nhân khoảng 20%. Nghiên cứu cũng dự tính với giá trị đầu tư bình quân hàng năm trong giai đoạn 1 chiếm 0,7% GDP và giai đoạn 2 chiếm 0,55% GDP (với tình hình sử dụng và mức trả nợ công hiện nay của Chính phủ, dự án không làm vượt trần nợ công 65% GDP theo quy định trong suốt cả hai giai đoạn đầu tư).
Cũng theo Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải, nếu tính toán với toàn bộ tổng vốn đầu tư, dự án sẽ không khả thi về mặt tài chính. Còn nếu chỉ tính với phần vốn huy động từ tư nhân (dự kiến chiếm 20% tổng vốn đầu tư), dự án sẽ khả thi.
相关文章
随便看看