88Point88Point

【bxh bhutan premier league】Doanh nghiệp cơ khí: Khó chồng chất khó!

doanh nghiep co khi kho chong chat kho

Các DN cơ khí nội đang gặp khó. (Ảnh: Hữu Linh)

Vốn,ệpcơkhíKhóchồngchấtkhóbxh bhutan premier league bài toán muôn thuở

Không chỉ riêng DN cơ khí, đây là khó khăn của hầu hết các DN Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với đặc thù cần nhiều vốn để đầu tư dây chuyền công nghệ, đồng vốn quay vòng mất nhiều thời gian và lợi nhuận không lớn so với các ngành thương mại, dịch vụ khác , rõ ràng khó khăn về nguồn vốn trở thành nút thắt ngăn cản sự phát triển của DN cơ khí trong nước.

Là một DN có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất các sản phẩm ăng ten viba, sản phẩm của DN cũng đã được XK sang 10 nước trên thế giới, tuy nhiên, đại diện Công ty cơ khí chính xác Thăng Long cho biết, DN của ông gặp khó khăn trong nguồn vốn bởi việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng rất khó. Để đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, hầu hết nguồn vốn của DN là vốn tự có, phải huy động từ bạn bè, người thân, bởi vay vốn ngân hàng thì lãi suất rất cao. “Các DN cơ khí hiện nay đang thiếu vốn để thay đổi, nâng cấp thiết bị máy móc hiện đại. Nếu không thay đổi được công nghệ, DN nội sẽ thua trên sân nhà, vì các nước trên thế giới đã có công nghệ phát triển hàng trăm năm. Tôi cho rằng, Chính phủ cần quan tâm phát triển ngành cơ khí, vì đây là ngành kinh tế trọng điểm”, ông Vũ Đình Hồng, Chủ tịch HĐTV Công ty cơ khí chính xác Thăng Long đề xuất. Với quá trình tự lực cánh sinh, đại diện của DN cũng cho biết, các DN FDI vào Việt Nam được hỗ trợ lớn, nhưng DN cơ khí Việt Nam phải “tự thân lập thân, tự mình cứu lấy mình”, nếu không sẽ phá sản. Hiện nay DN của ông đã đầu tư được những máy móc thiết bị tương đối hiện đại, ví dụ như máy cắt laze NK từ Nhật Bản có trị giá 13 tỷ đồng.

Trong khi chật vật lo nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, đại diện DN này cũng cho hay, đầu ra của DN cũng đang gặp trở ngại khi sản phẩm của DN đã bị làm giả rất nhiều. Đơn cử như mặt hàng khóa cáp, ông Hồng cho biết, đây là sáng kiến của DN từ năm 2010, DN đã đi đăng ký sáng kiến nhưng không đăng ký được, sau đó sản phẩm này đã liên tục bị làm giả. Việc các sản phẩm bị làm giả gây thiệt hại về kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của công ty và đây là thiệt hại lớn nhất.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Trần Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh cũng cho biết, khó khăn lớn nhất của DN chủ yếu liên quan đến nguồn vốn. Hiện nay DN của ông cũng như nhiều DN cơ khí khác đang kinh doanh chủ yếu bằng tiền đi vay ngân hàng nên làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ông Quang cho biết, sản phẩm thiết bị điện của DN có giá trị rất lớn, nhưng nguồn vốn lưu động hạn hẹp nên thời gian qua DN chủ yếu kinh doanh bằng nguồn vốn vay. Theo ông Quang, khi lãi suất vay lên tới 10-15% thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí sẽ bị kém đi so với các sản phẩm NK, vì sản phẩm cơ khí NK của những nước phát triển có giá rất cạnh tranh, bởi DN của họ vay vốn với lãi suất vay chỉ khoảng 1-2%, trong khi đó DN nội thường phải vay ngân hàng với lãi suất trung bình từ 8-10%, có thời gian lãi suất lên tới 12-17%.

“Với lãi suất vay như hiện nay, nếu so với các DN nước ngoài thì tính cạnh tranh của DN cơ khí trong nước sẽ kém hơn. Ở các nước xung quanh, lãi suất vay ngân hàng thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Đây là lợi thế trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, họ còn nhận được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ XK... Như vậy, khi đấu thầu, cùng một mặt bằng, cùng một thông số kỹ thuật thì ưu đãi đó giúp cho lợi thế của DN nước ngoài hơn hẳn chúng ta”, ông Quang chia sẻ thêm.

Thua vì đấu thầu

Chính phủ đã có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các DN cơ khí trong nước tham gia vào các dự án lớn khi quy định các dự án này phải sử dụng các sản phẩm cơ khí trong nước đã sản xuất được. Tuy nhiên, theo các DN, trên thực tế quy định này không phải lúc nào cũng được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến các sản phẩm cơ khí của DN trong nước đáp ứng được yêu cầu của dự án nhưng vẫn không thể lọt qua cửa đấu thầu.

Theo ông Trần Văn Quang, mặc dù sản phẩm trong nước đáp ứng được nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn muốn mua sản phẩm của ngước ngoài vì những lý do khác nhau. Đơn cử như với sản phẩm máy biến áp 500KV, trong 7 năm qua DN đã chế tạo được hai tổ máy, 1 tổ máy chế tạo theo đề tài cấp Nhà nước đã được lắp đặt cách đây 7 năm, tổ máy thứ 2 được sản xuất cách đây 2 năm, đã lắp đặt tại Vũng Áng (Hà Tĩnh). “Chúng tôi rất muốn làm các sản phẩm tiếp theo nhưng hiện nay chưa làm được vì nhiều lý do, xuất phát từ khó khăn của công tác đấu thầu. Theo Chương trình cơ khí 1791, Chính phủ đã có chủ trương đưa sản phẩm máy biến áp 500KV của chúng tôi vào các dự án nhà máy nhiệt điện, nhưng khi vào triển khai thực hiện, một số chủ đầu tư không ủng hộ, vẫn NK sản phẩm của nước ngoài, điều này là trái với chủ trương của Chính phủ. Chúng tôi cho rằng, một số chủ đầu tư chưa thực sự ủng hộ hàng Việt Nam”, ông Quang nêu ý kiến. Theo đó, đại diện DN này kiến nghị Chính phủ phải hỗ trợ DN trong vấn đề này, không nên chỉ dừng lại ở việc kêu gọi “người Việt dùng hàng Việt”. Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Lê Văn An, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty AGRIMECO cho biết, hiện nay đấu thầu là vấn đề lớn mà DN cũng như Nhà nước cần phải cần phải giải quyết để tạo điều kiện, hỗ trợ thực sự cho DN cơ khí. “Là một DN mạnh trong ngành cơ khí, nhưng 15 năm nay chúng tôi hầu như đều trượt đấu thầu. Giá thấp cũng trượt, giá cao cũng trượt, hồ sơ thầu làm rất tốt vẫn trượt”, đại diện DN này ngán ngẩm.

Cũng theo đại diện AGRIMECO, nhìn chung khó khăn của DN cơ khí là rất lớn, bởi đầu tư không nhiều, chính sách hỗ trợ thì có nhưng không đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, chính sách Nhà nước là kêu gọi các DN nước ngoài vào đầu tư vào Việt Nam, mục tiêu đó đạt được nhưng đáng buồn là Nhà nước không nghĩ đến việc phát triển DN cơ khí trong nước. “Theo tôi, nền kinh tế phải phát triển dựa vào nội lực của các DN trong nước, đó mới là sự phát triển bền vững, không nên phụ thuộc vào DN nước ngoài. Họ được hưởng quá nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam, trong khi các DN cơ khí Việt đang rất khó khăn nhưng không được hưởng những ưu đãi tương tự, điều này tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, dẫn đến DN nội có thể thua trên sân nhà” ông Lê Văn An nhận định. Theo đó, đại diện DN này cho biết, các DN phải xác định tự mình cứu lấy mình, cần tự xác định lại quy mô DN nhằm vươn lên ngang tầm, cạnh tranh với DN trên thế giới”.

“Tôi cho rằng, để hội nhập Chính phủ và Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho DN, nâng quy mô DN lên, không chỉ bằng chính sách mà phải bằng nguồn lực cụ thể, nếu chỉ hô hào thôi là chưa đủ. Cần phải có những ưu đãi thực sự cho ngành cơ khí, như giảm thuế sử dụng đất, sản phẩm cơ khí trọng điểm phải được giảm thuế thu nhập DN... Có như vậy DN trong nước mới có cơ hội phát triển và cạnh tranh”, ông Lê Văn An kiến nghị.

赞(61)
未经允许不得转载:>88Point » 【bxh bhutan premier league】Doanh nghiệp cơ khí: Khó chồng chất khó!