【tỉ số indo】Vinatex lo đơn hàng giảm đột ngột nửa cuối năm
Vinatex “thắng" lớn trong năm khó khăn bủa vây | |
Sabeco,đơnhànggiảmđộtngộtnửacuốinătỉ số indo Vinatex, Vinachem… vượt “bão” Covid-19 như thế nào? |
Với ngành may, hiện tại, đa số các đơn vị sản xuất may mặc đã có kế hoạch sản xuất đến hết quý 2/2022. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tình hình khủng hoảng tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến cho giá nhiên liệu tăng cao trong 2 tuần qua.
Theo các chuyên gia, với giá dầu bình quân 110 USD/thùng (tức là tăng 60% so với năm 2021), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng thêm 2%. Lạm phát tăng sẽ kéo theo đà gia tăng của tỷ giá và lãi suất gây nên những áp lực không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp
Lo ngại trước những biến động nhanh và khó lường của thị trường, Vinatex đã thực hiện những nghiên cứu về thị trường và dự báo những kịch bản có thể xảy ra, nhằm giúp các đơn vị nhận diện “bức tranh” toàn cảnh trong trong 6 tháng cuối năm 2022.
Theo đó, HĐQT Vinatex đưa ra 3 kịch bản đối với thị trường 6 tháng cuối năm. Thứ nhất, kịch bản xấu nhất là giá dầu tăng lên mức 150 USD/thùng (bằng với giá tại thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008), kinh tế thế giới tăng trưởng 0%.
Theo đó, tỷ lệ lạm phát trên thế giới và Việt Nam sẽ ở mức trên 5%, giá hàng hóa đầu vào tăng cao đặc biệt là vận tải và năng lượng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có 6-7 lần tăng lãi suất, kéo theo lãi suất toàn cầu tăng. Tổng cầu dệt may thế giới có thể giảm trên 8% so với dự báo hồi tháng 2/2022, về mức 700 tỷ USD.
Thứ hai, với kịch bản khả thi, giá dầu ở mức 80 – 85 USD/thùng; tăng trưởng toàn cầu giảm từ 5,7% năm 2021 xuống dưới 4% năm 2022; lạm phát các quốc gia tăng 0,5% so với 2021. FED có thể có 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất, kéo theo lãi suất trong nước tăng thêm 1 đến 1,5%. Tổng cầu dệt may thế giới tương đương năm 2021 hoặc thấp hơn dự báo cũ 3%.
Thứ ba là kịch bản tốt, giá dầu đứng ở mức 75 – 80 USD/thùng; lạm phát thế giới dưới 2,5% và Việt Nam dưới 3,5%; lãi suất vay tăng khoảng 1 đến 1,5%. Tổng cầu dệt may thế giới tăng 3% so với năm 2021.
Đại diện Vinatex thông tin thêm, giá dầu trong những ngày đầu tháng 3/2022 đã tăng phi mã, có thời điểm gần sát ngưỡng 140 USD/ thùng; như vậy, xu hướng đang tiệm cận với kịch bản xấu nhất.
Trong bối cảnh hiện tại, Vinatex xác định đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “Một điểm đến” của Tập đoàn, nhằm liên kết chuỗi sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất toàn chuỗi, san sẻ bớt rủi ro nếu có giữa các khâu; tìm mọi biện pháp ổn định lao động trong tình hình dịch bệnh diến biến khó lường.
Bên cạnh đó, các đơn vị xây dựng phương án dự phòng trong tình huống lượng đơn hàng 6 tháng cuối năm có xu hướng giảm đột ngột; cần đàm phán với khách hàng, cân đối kế hoạch sản xuất, đảm bảo đủ đơn hàng cho những tháng cuối năm.
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản trị số trong toàn Tập đoàn, giúp kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả, đề ra các biện pháp ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường.
Ngoài ra, các ban chức năng của Vinatex cần nhanh chóng nghiên cứu các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục để có thể tận dụng được các gói hỗ trợ này…
Đến giữa tháng 2/2022, hầu hết các đơn vị sản xuất sợi trong hệ thống Vinatex đều đã ký kết đơn hàng đến cuối tháng 3/202; một số ít sang tháng 4/2022 và hiện đang tích cực chào bán cho các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, khi giá bông biến động thất thường cộng với giá xơ polyester tăng mạnh sau kỳ nghỉ tết Âm lịch, thị trường tiêu thụ sợi ghi nhận khá trầm lắng, nhu cầu sợi cho cả xuất khẩu và nội địa đều chậm lại. Với ngành vải, nối tiếp đà tăng trưởng trong quí 4/2021, ngành vải dệt kim trong quí 1/2022 đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ với hạt nhân là khu vực dệt nhuộm tại phía Bắc. Các đơn hàng đã được ký kết đến hết quý 2/2022 với sản lượng tăng đáng kể. Tuy nhiên, cũng tương tự như ngành sợi, khách hàng chưa mặn mà chốt đơn hàng trong dài hạn, do vẫn đang chờ những tín hiệu hạ nhiệt từ thị trường sợi. Với ngành may, hiện tại, đa số các đơn vị sản xuất may mặc đã có kế hoạch sản xuất đến hết quý 2/2022. Đây là một tín hiệu đáng mừng, song các đơn vị cũng cần thận trọng do dự kiến giá nguyên phụ liệu có thể tăng trong thời gian tới. Chi phí logistic cũng vẫn tiếp tục tăng kèm theo thời gian giao hàng chậm, trung bình từ 10 đến 15 ngày so với trước đây. |