【ty le ca cuoc bong đa hom nay】Ổn định cuộc sống nhờ cam sành
(CMO) Với quyết tâm thoát nghèo, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh mạnh dạn đầu tư vào cây cam sành. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật, nhiều vườn cam đã cho trái, là tín hiệu phấn khởi cho những người dân sinh sống dưới tán rừng.
Vào thăm vườn cam sành của gia đình ông Lê Văn Phục (Ấp 18, xã Khánh Thuận), chúng tôi dường như bị cuốn vào bạt ngàn những cây cam trĩu quả, mọng nước chuẩn bị cho thu hoạch.
Vườn cam đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông Lê Văn Phục. |
Ông Phục kể, khi mới lập gia đình, cuộc sống vợ chồng ông hết sức khó khăn, nguồn thu nhập phụ thuộc vào việc trồng rẫy và làm mướn. Không chùn bước trước khó khăn, ông đi nhiều nơi để tìm nhiều loại cây giống về trồng thử nghiệm trên phần đất của gia đình. Qua một thời gian, ông nhận thấy cây cam sành phù hợp với điều kiện địa phương nên mạnh dạn cải tạo đất và lên luống trồng cam.
Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng, rút kinh nghiệm trong quá trình trồng nên chỉ sau một thời gian ngắn, vườn cam sành của ông đã sai trĩu quả. Ông Phục xây dựng hệ thống tưới tiêu và xịt thuốc bằng máy, do vậy giảm rất nhiều chi phí và sức lao động.
Ông Phục chia sẻ: “Hiện 36.000 cây cam sành của gia đình tôi đang phát triển xanh tốt, cho trái rất nhiều. Mấy ngày qua thu hoạch gần một nửa diện tích, bán tại vườn với giá 15.000 đồng/kg”.
“Từ đây đến cuối năm, khu vườn này có thể thu khoảng 30 tấn trái. Nếu thời tiết đến cuối mùa thuận lợi, giá cả ổn định, gia đình sẽ có nguồn thu kha khá, ít nhất cũng 300 triệu đồng”, ông Phục nhẩm tính.
Cũng là một trong những người tiên phong thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cam sành ở xã Khánh Thuận, từ ngày có vườn cam, cuộc sống gia đình bà Đào Thị Nhỏ, Ấp 18, ngày càng ổn định hơn, trong nhà có của ăn của để.
Sau thời gian dài trồng mía nhưng không lời lãi bao nhiêu, bà Nhỏ quyết định chọn hướng đi mới cho gia đình và đặt toàn bộ hy vọng vào cây cam sành. Không phụ công cần cù, chăm chỉ của người phụ nữ bền chí, sau hơn 3 năm, vườn cam của gia đình bà bắt đầu cho thu hoạch, qua từng năm sản lượng cũng như thu nhập tăng dần, giúp gia đình bà trở thành hộ tiêu biểu trong phong trào trồng cam sành ở xã Khánh Thuận./.
Nguyên Thảo