【nhận định tokyo】25% tổng chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển
Ông Nguyễn Minh Tân,ổngchingânsáchdànhchođầutưpháttriểnhận định tokyo Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) đã nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCVN xung quanh việc bố trí ngân sách cho đầu tư phát triển.
PV:Điểm mới quan trọng trong Luật NSNN năm 2015 và Luật Đầu tư công đó là quy định việc xây dựng Kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Ông đánh giá thế nào về bước đổi mới này và mối quan hệ giữa hai kế hoạch này là gì?
Ông Nguyễn Minh Tân:Trước khi có Luật NSNN năm 2015, chúng ta đã tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính – NSNN 5 năm cùng với thời điểm xây dựng Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 5 năm đó.
Những chỉ tiêu, giải pháp thực hiện quan trọng, cơ bản nhất của kế hoạch tài chính – NSNN 5 năm được tổng hợp chung vào Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Nói như vậy để thấy rằng, việc xây dựng kế hoạch tài chính – NSNN 5 năm không phải là vấn đề mới, mà đã có từ lâu, nhưng chưa quy định cụ thể lại các văn bản quy phạm pháp luật.
Với việc Luật NSNN năm 2015 quy định kế hoạch tài chính 5 năm được lập cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, trình Quốc hội quyết định vào cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch; kế hoạch tài chính 5 năm đã chính thức trở thành một bộ phận quan trọng trong quy trình lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát NSNN.
Kế hoạch này sẽ giúp chúng ta xác định được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính – NSNN và các định hướng lớn về tài chính – NSNN cần đạt được trong giai đoạn kế hoạch 5 năm.
Kế hoạch cũng đồng thời đưa ra những dự báo về khả năng nguồn thu, nhiệm vụ chi và định hướng số bội chi, cùng với cơ cấu chi đầu tư phát triển, trả nợ, chi thường xuyên để phục vụ mục tiêu phát triển, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN
Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn, đây thực sự là bước đột phá quan trọng trong quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung và đầu tư phát triển nguồn NSNN nói riêng.
|
Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ cho thấy bức tranh toàn cảnh về các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động và nguồn lực triển khai thực hiện.
Trên cơ sở biết rõ tổng mức đầu tư công trung hạn, các bộ, ngành trung ương và địa phương hoàn toàn chủ động trong việc phân bổ, bố trí vốn cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo hiệu quả nhất, góp phần khắc phục cơ bản tình trạng bị động, tâm lý trông chờ ỷ lại, tư tưởng xin cho... và nhất là khắc phục được tình trạng cắt khúc trong đầu tư, mất cân đối trong bố trí vốn ngân sách, góp phần từng bước xử lý hiệu quả nợ đọng trong đầu tư XDCB.
Tuy nhiên, cũng phải hết sức lưu ý rằng để một kế hoạch đầu tư công khả thi, thì điều kiện tiên quyết là kế hoạch đó phải phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm, đặc biệt là kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN phải gắn với nguồn lực dành cho đầu tư phát triển bố trí trong kế hoạch tài chính 5 năm.
PV:Kế hoạch đầu tư công trung hạn với nhu cầu tổng vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2016-2020 khoảng 4 triệu tỷ đồng (gấp 20,5 lần kế hoạch năm 2015). Với nhu cầu vốn đầu tư công lớn như vậy sẽ tác động gì tới việc cân đối NSNN giai đoạn tới?Theo ông, việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn cần tính toán như thế nào để phù hợp với nguồn lực tài chính đất nước?
Ông Nguyễn Minh Tân:Với kế hoạch đầu tư công lớn như vậy, đây thực sự là áp lực rất lớn cho cân đối NSNN giai đoạn 2016 – 2020.
Bộ Tài chính đã tính toán, do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan (giá dầu thô giảm, thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập quốc tế như FTAs, PPP...), nên quy mô thu NSNN 5 năm tới dự kiến tăng không nhiều so với 5 năm trước.
Về chi NSNN, ngoài nhu cầu đầu tư phát triển tăng cao, thì nhu cầu trả nợ và chi thường xuyên cũng đều tăng rất lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển các sự nghiệp, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết...
Trong khi đó, các mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ ngoài nước của quốc gia đến nay đã gần sát với giới hạn cho phép, vì thế dư địa điều chỉnh chính sách tài khóa là rất hạn hẹp, phải phấn đấu để giảm bội chi NSNN bình quân cả giai đoạn còn khoảng 4% GDP.
Trong bối cảnh đó, có thể thấy rằng dù đã hết sức ưu tiên cơ cấu lại chi để dành nguồn nhiều hơn cho đầu tư phát triển, thì nguồn lực NSNN có thể bố trí được cho chi đầu tư phát triển cho 5 năm tới không tăng nhiều so với 5 năm trước và không thể đáp ứng được nhu cầu đề xuất của các bộ, ngành trung ương và địa phương.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là việc lập kế hoạch đầu tư công nguồn vốn NSNN trong giai đoạn tới phải xác định được lĩnh vực, danh mục và thứ tự các dự án cần ưu tiên tập trung đầu tư; mức vốn đầu tư dự kiến cho từng dự án trong cả giai đoạn phải trong phạm vi nguồn lực và có thể điều chỉnh phù hợp với khả năng cân đối thu, chi NSNN hằng năm. Bên cạnh đó, còn phải chú ý dành nguồn thỏa đáng để thu hồi vốn NSNN đã ứng trước và xử lý nợ đọng XDCB trong giai đoạn trước.
PV:Xin ông cho biết việc xây dựng Kế hoạch Tài chính cho cả giai đoạn 5 năm 2016-2020 được dựa trên những điều kiện và yếu tố gì, đặc biệt là đối với dự toán thu NSNN. Khả năng NSNN đáp ứng cho đầu tư công chiếm bao nhiêu phần trăm tổng nguồn lực NSNN của giai đoạn 2016-2020?
Ông Nguyễn Minh Tân:Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng 5 năm 2016-2020 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII quyết định, trong đó: Tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6,5%-7%, tổng vốn đầu tư xã hội bình quân khoảng 32-34% GP, bội chi NSNN bình quân khoảng 4%.
Do tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố, cả từ môi trường kinh tế quốc tế và trong nước, đặc biệt là tác động từ yếu tố thu dầu thô giảm mạnh (giảm cả sản lượng và giá) và giảm thu từ hoạt động XNK khi bước vào giai đoạn cuối cùng thực thi các cam kết hội nhập với việc cắt giảm thuế ở mức cao và sâu, dự báo qui mô thu ngân sách trong 5 năm tới tiếp tục phát triển, song mức tăng so với giai đoạn trước là không nhiều.
Tỷ lệ huy động vào NSNN dự kiến khoảng 20-21%GDP, trong đó huy động từ thuế, phí khoảng 19-20%GDP, thấp hơn giai đoạn 2011-2015.
Để đạt được các chỉ tiêu này, trong 5 năm phải đồng bộ thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp chủ yếu đó là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chủ động;
Hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, đơn giản thủ tục hành chính thuế, vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, vừa huy động hợp lý nguồn thu cho NSNN; Đẩy mạnh quá trình đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công;
Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước gắn với việc thực hiện có kết quả quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước;
Tăng cường và chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan,...
Mặc dù vậy, việc hoàn thành các chỉ tiêu dự báo thu NSNN sẽ bị ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố như: Mức độ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP; Biến độ giá dầu thô, sản lượng dầu thô khai thác; Khả năng thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu.
Về khả năng NSNN đáp ứng cho đầu tư công chiếm bao nhiêu phần trăm tổng nguồn lực NSNN của giai đoạn 2016-2020 thì như tôi đã nói, với qui mô thu NSNN dự kiến tăng chậm, yêu cầu bội chi NSNN giảm dần, bình quân khoảng 4%, nên qui mô chi NSNN 5 năm tới tăng không lớn so với giai đoạn trước và trong bối cảnh này, dự kiến chi NSNN cho đầu tư phát triển bố trí khoảng 25% tổng chi NSNN; còn lại để tăng chi trả nợ, đảm bảo chi thường xuyên mức tiết kiệm và dành nguồn cải cách tiền lương, đáp ứng nhiệm vụ chi an sinh xã hội và quốc phòng an ninh.
PV:Xin cảm ơn ông!
H.TR
下一篇:Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
相关文章:
- Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- Một ngày, 2 người thiệt mạng: Hậu quả từ tư tưởng bạo lực
- Giở trò đồi bại với người bán vé số
- Lòng tham làm mờ mắt
- Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- Mâu thuẫn từ quán karaoke, truy sát tận bệnh viện
- Trộm liều
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tết Ất Mùi
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Điều tra cái chết của thiếu nữ trẻ
相关推荐:
- Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- Triệt phá đường dây ghi số đề
- Án mạng từ mâu thuẫn cá nhân
- Liên hợp quốc kêu gọi các bên đối địch tại Libya kiềm chế tối đa
- Long An sees positive socio
- Xe tải chở xi măng bị lật vì... chân chống xe máy
- Cần tiếp tục giúp đỡ đối tượng phạm pháp tái hoà nhập cộng đồng
- Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao chưa từng có
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Bắt “chuyên gia” trộm đồng hồ nước ở Đồng Xoài
- Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- Đoàn tàu metro Bến Thành
- Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông