Hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn tin nội bộ vừa cho biết,ácnướcBắcMỹchưathểcôngbốthỏathuậnNAFTAsơbộket qua vdqg ha lan cuộc gặp giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo và Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tại thủ đô Washington (Mỹ) trước đó 2 ngày tuy đã đạt được một số tiến bộ, song vẫn còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết trước khi có thể công bố một thỏa thuận sơ bộ về mặt nguyên tắc.Theo nguồn tin trên, thỏa thuận về nguyên tắc không có nghĩa là một thỏa thuận không hoàn chỉnh, thậm chí nó cần phải bao gồm những vấn đề được phân định rõ "trắng đen", chứ không thể để lại một số vấn đề mở cho các cuộc thảo luận sau đó. Nếu đàm phán tiến triển, các nước vẫn có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới.
Trước đó, ngày 7/4, phát biểu trên truyền hình sau các cuộc thảo luận tại Mỹ, Ngoại trưởng Canada Freeland cho biết, các cuộc thảo luận đã bước vào giai đoạn mới chuyên sâu và có tính ràng buộc cao hơn. Quá trình đàm phán đang có những tiến triển nhất định khi cả ba bên đều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận tốt, có lợi cho cả ba. Bà Freeland cũng cho biết, bà sẽ lưu lại tại thủ đô Washington lâu hơn để tiếp tục tham gia các cuộc thảo luận. Trong khi đó, Bộ Kinh tế Mexico cũng cho biết ba bên đã nhất trí các đoàn đàm phán sẽ phải đẩy mạnh các công việc kỹ thuật trong những ngày tới và cố gắng tìm ra sự cân bằng để quá trình đàm phán có thể diễn ra suôn sẻ.
Các vấn đề còn bất đồng trong tái đàm phán NAFTA liên quan tới các đề xuất của Mỹ về nâng hàm lượng nội địa khu vực đối với ô tô, áp thuế tạm thời đối với trái cây và rau củ từ Mexico và Canada, điều khoản tự động hết hạn sau 5 năm và xóa bỏ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại.
Hiện chính quyền Washington đang gia tăng sức ép để sớm đạt được thỏa thuận, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống tại Mexico vào tháng 7 tới hoặc là trước bầu cử quốc hội giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11. Các bên đều đang hướng tới mục tiêu đạt được thỏa thuận về nguyên tắc trước Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ tại Peru vào tuần tới. Đây cũng là thời điểm mà Nhà Trắng cần một thỏa thuận thương mại để xoa dịu nỗi lo của công chúng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc nổ ra liên quan các biện pháp tăng thuế áp dụng với các mặt hàng xuất khẩu của cả hai bên.
NAFTA, có hiệu lực từ năm 1994, hiện chiếm 40% Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Trao đổi thương mại nội khối đạt trên 1.200 tỷ USD năm 2017, trong đó Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả Mexico và Canada./.
Theo Vietnamplus