【ty so barcelona】“Suy thoái hai đáy” rình rập kinh tế thế giới

  发布时间:2025-01-25 05:13:21   作者:玩站小弟   我要评论
Người biểu tình giơ cao khẩu hiệu tại Trung tâm tài chính của thành phố Chicago (Mỹ). Vậy là sau 3 ty so barcelona。

suy thoai hai day rinh rap kinh te the gioi

Người biểu tình giơ cao khẩu hiệu tại Trung tâm tài chính của thành phố Chicago (Mỹ).

Vậy là sau 3 năm vỡ bong bóng thị trường nhà đất,áihaiđáyrìnhrậpkinhtếthếgiớty so barcelona dẫn đến cuộc đại khủng hoảng tài chính - kinh tế lần thứ ba, nền kinh tế thế giới không những chưa thoát khỏi cảnh chật vật phục hồi mà còn có nguy cơ phải nhận thêm một cú đòn giáng mạnh.

Trong bài phân tích trên tờ “Thương báo Hồng Kông”ngày 6-10, Tiến sĩ kinh tế đồng thời là chuyên gia tiền tệ quốc tế Châu Bát Tuấn cho rằng, việc các thể chế kinh tế hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 và 2012 là dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang có nguy cơ tuột dốc và rất có thể tăng trưởng âm trong các năm sau đó. Theo Tiến sĩ Châu Bát Tuấn, có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng này.

Thứ nhất là những hệ lụy không tránh khỏi của căn bệnh khủng hoảng nợ công đang đeo bám khu vực sử dụng đồng tiền chung euro. Mặc dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các chính phủ trong khu vực đã nỗ lực hết sức trợ giúp các nền kinh tế đang lâm nguy như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italia, song xét về tổng thể kinh tế vĩ mô thì các chính sách đó cũng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu khống chế lạm phát.

Vì vậy, nếu căn bệnh trở nên trầm kha, các nền kinh tế thành viên sẽ khó tránh khỏi nguy cơ tăng trưởng dưới 0. Đó là chưa kể nó sẽ đẩy cả thị trường tài chính châu Âu và thế giới vào vòng xoáy mới mà cho đến giờ người ta vẫn chưa thể mường tượng hết những tác động bất khả kháng đối với các thực thể kinh tế trên thế giới.

Trong khi đó, xu hướng lao dốc của kinh tế Mỹ cũng đang khó bề xoay chuyển. Mặc dù Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã sáng suốt quyết định không thực thi chính sách nới lỏng lượng hóa QE3, song nó cũng không thể giúp kích thích đầu tư và tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Mỹ thiếu hiện nay không phải là khả năng thanh khoản mà là lòng tin và tín dụng. Do đó, chỉ bằng cách hạ thấp lãi suất dài hạn và duy trì lãi suất ngắn hạn mới có thể giúp "sốc" lại thị trường đầu tư và tiêu dùng ở nước này.

Trước bối cảnh đó, kinh tế thế giới dường như không còn lối thoát nào khác ngoài việc lại phải dựa vào các nền kinh tế mới nổi. Đây cũng là điều đã từng xảy ra trong cuộc suy thoái tài chính - kinh tế thế giới năm 2008. Tuy nhiên, so với 3 năm trước, hoàn cảnh của các nền kinh tế mới nổi sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều, vì rằng các nền kinh tế này cũng đang phải đối mặt với những khó khăn của chính họ như tỷ lệ lạm phát khá cao, thị trường xuất nhập khẩu bị co hẹp và không tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động.

Nói cách khác, kinh tế thế giới giờ đây đang nhiễm một căn bệnh hiểm nghèo nhưng lại không thể tìm được phương thuốc tốt nhất, mà phải dựa vào một con bệnh khác ít ốm yếu hơn.

Vũ Hà

相关文章

最新评论