游客发表

【ty le c2】Cá nhân kinh doanh phải nộp những loại thuế, phí gì?

发帖时间:2025-01-25 10:07:22

hộ kinh doanh

Một hộ kinh doanh tại TP.Đà Nẵng. Ảnh: NM.

Các loại thuế,ánhânkinhdoanhphảinộpnhữngloạithuếphígìty le c2 phí phải nộp

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế tại chi cục thuế nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu đối với cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh.

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Đối với cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, thì các loại thuế, phí phải nộp như sau: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế tài nguyên (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (nếu có).

Mức lệ phí môn bài cụ thể như sau: doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xống được miễn phí môn bài, từ 100 - 300 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 300 nghìn đồng, từ 300 - 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 500 nghìn đồng, từ trên 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 1 triệu đồng.

Cách xác định thuế theo phương thức khoán

Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế GTGT, thuế TNCN căn cứ như sau: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT; số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN.

Các trường hợp được miễn, giảm thuế khoán

Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán tạm ngừng kinh doanh (có thời hạn) gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thì thời hạn gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 1 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 năm. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2 năm.

Cá nhân kinh doanh không tiếp tục kinh doanh (ngừng kinh doanh không có thời hạn).

Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế theo mẫu số 01/MGTH (ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày thứ 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).

Trên cơ sở mức doanh thu khoán do cá nhân kinh doanh tự khai; mức doanh thu khoán năm liền trước năm tính thuế; thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn; dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá... Chi cục Thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để duyệt mức doanh thu khoán ổn định, gửi cho cá nhân kinh doanh và công khai theo quy định.

Tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNCN tính trên doanh thu cụ thể như sau: Đối với hộ cá nhân kinh doanh thực hiện phân phối, cung cấp hàng hoá, thì tỷ lệ % thuế GTGT là 1%, tỷ lệ % thuế TNCN là 0,5%; dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu thì tỷ lệ % thuế GTGT là 5%, tỷ lệ % thuế TNCN là 2%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu thì tỷ lệ % thuế GTGT là 3%; tỷ lệ % thuế TNCN là 1,5%; hoạt động kinh doanh khác tỷ lệ % thuế GTGT là 2%, tỷ lệ % thuế TNCN là 1%.

Khai và nộp thuế khoán như thế nào?

Cá nhân nộp thuế khoán thực hiện khai thuế khoán một năm một lần theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD tại chi cục thuế, nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh, hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô.

Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn vào Báo cáo sử dụng hoá đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD (ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC) theo quý, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo với quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh: Cá nhân kinh doanh nộp tiền thuế khoán của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. Với cá nhân kinh doanh có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Cách xác định thuế theo từng lần phát sinh

Căn cứ tính thuế được xác định như sau: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT; số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN.

Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNCN tính trên doanh thu giống như cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán đã đề cập trên đây.

Việc khai thuế, nộp thuế với trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh được thực hiện như sau: Cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế từng lần phát sinh khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh tại chi cục thuế nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi cá nhân đăng ký kinh doanh đối với cá nhân kinh doanh buôn chuyến chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh doanh thu tính thuế.

Riêng đối với cá nhân cho thuê tài sản, việc xác định số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp được xác định như sau: Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT 5%; số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN 5%.

Việc khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản: Cá nhân có thể trực tiếp khai thuế, hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản có thể khai thay (theo thỏa thuận trong hợp đồng) tại chi cục thuế nơi có tài sản cho thuê.

Cá nhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán (chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê) hoặc khai thuế một lần theo năm (chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch). Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung./.

Nhật Minh

    热门排行

    友情链接