【nhận định valladolid】Nguy cơ ô nhiễm nước ngầm

时间:2025-01-26 23:46:48 来源:88Point

Do chất lượng nguồn nước mặt ngày càng có dấu hiệu suy giảm,ơnhiễmnướcngầnhận định valladolid trong khi diễn biến mặn những năm gần đây diễn ra hết sức phức tạp đã khiến nhu cầu sử dụng nguồn nước ngầm ngày càng cao. Thế nhưng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ nguồn nước ngầm sẽ bị sụt giảm và ô nhiễm.

Do chưa được đầu tư các công trình nước sạch nên nhiều xã vẫn còn sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày.

Có dấu hiệu bị nhiễm mặn

Do chưa có điều kiện đầu tư các công trình nước sạch, thế nên ở một số xã, huyện trên địa bàn tỉnh vẫn còn sử dụng nước sông hoặc chọn cách khai thác nước ngầm để sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là trong mùa nắng hạn và nhiễm mặn đang tăng cao trong những năm gần đây thì nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất ngày càng lớn. Ông Trần Công Nghiệp, ở ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết: Do nước mặt ngày càng ô nhiễm nên hàng chục năm nay gia đình chúng tôi đều sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày. Hồi năm rồi, do mặn quá nên hàng loạt các hộ dân ở đây ai cũng khoan giếng ngầm để dự phòng khi không có nước tưới cho vườn cây ăn trái. Nhưng năm nay tới thời điểm này cũng chưa mặn nhiều, nên có lẽ các giếng khoan đó sẽ hiện thời không sử dụng”. 

Chính vì nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao nên đã khiến nước ngầm ở một số khu vực bị nhiễm mặn. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, trong năm 2016, chỉ tính riêng địa bàn thị xã Ngã Bảy, số giếng khoan đã tăng thêm khoảng 200 giếng. Số giếng này đã tăng kỷ lục so với trung bình những năm trước đó. Chưa dừng lại ở đó, theo số liệu quan trắc năm 2016, hàm lượng Cl (thể hiện nồng độ mặn của nước ngầm) ở độ sâu 76m (độ sâu người dân thường khai thác để lấy nước) đã đạt đến ngưỡng cho phép 250mg/l, trong khi năm 2013 chỉ đạt 104mg/l, còn ở độ sâu 22m thì hàm lượng Cl đo được đến 1.340mg/l vượt ngưỡng cho phép hơn gấp 5 lần.

Theo quy định khi các giếng ngầm không còn sử dụng sẽ phải được trám lấp đúng kỹ thuật nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ sụt, lún, nhiễm mặn. Thế nhưng, không phải hộ dân nào cũng hiểu hết quy định này. Chính vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm. Ông Nguyễn Văn Kiểu, ở ấp Láng Sen A, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tâm sự: “Nhiều năm nay, gia đình tôi đều lấy nước ngầm để phục vụ sinh hoạt. Giếng đầu do sửa chữa nhà nên đã bỏ. Còn một giếng vẫn còn sử dụng. Tuy nhiên, cuối năm 2016, gia đình tôi thường xuyên không thể lấy được nước. Gia đình đã thuê thợ đến sửa nhưng chỉ xài được vài tháng là bị hư. Do vậy, năm nay, gia đình tôi đã bỏ không sử dụng giếng khoan đó nữa và thuê thợ về khoan một giếng khoan mới để lấy nước. Tính ra gia đình tôi có 3 giếng khoan nhưng chỉ có 1 giếng khoan hoạt động, các giếng còn lại chúng tôi chỉ bẻ ống và tráng xi măng lên trên, nhưng cũng được dăm ba tháng thì vết tráng cũng bị nứt”.

Cần có giải pháp khắc phục

Với đặc tính nằm sâu dưới đất nên khả năng lưu thông, tự làm sạch của nước ngầm bị hạn chế. Các chất ô nhiễm từ trên bề mặt khi ngấm xuống nước ngầm thường tồn lưu và di chuyển theo mạch nước khiến nước ngầm bị ô nhiễm. Hiểu rõ được điều này, trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát trên phạm vi toàn tỉnh. Sau khi điều tra, khảo sát, tỉnh đã dành 780 triệu đồng để tiến hành sửa chữa 211 giếng và trám lấp 362 giếng. Tuy nhiên, theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng. Theo đó các giếng gồm giếng khơi, giếng khoan lấy nước dưới đất phục vụ sản xuất và sinh hoạt bị hỏng, không sử dụng cần được trám lấp theo quy trình kỹ thuật nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm từ các tác nhân trên bề mặt đất, nước mặt xuống tầng nước ngầm. Tuy nhiên, những giếng hỏng mới phát sinh sau này, các hộ dân phải tự bỏ tiền ra thực hiện.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phạm Đức Huy, Phó trưởng Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho biết: Để mỗi gia đình phải có ý thức và trách nhiệm của mình với nguồn nước ngầm, vì thế theo quy định là mỗi gia đình cá nhân phải tự bỏ tiền ra để trám lấp đối với các giếng của gia đình đã không còn sử dụng. Thế nhưng, điều đáng nói là chi phí để xử lý một giếng hỏng có thể bằng chi phí khoan giếng, trong khi người dân chưa thực sự ý thức được những tác hại từ những giếng khoan bị hỏng này để có thể bỏ ra một khoản tiền lớn trám lấp giếng. Chính vì thế, để bảo vệ nguồn nước ngầm, theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, ngành sẽ xin chủ trương của UBND tỉnh về việc điều tra, khảo sát số giếng bị hư hỏng. Trên cơ sở đó, sẽ sử dụng nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ phần nào việc trám lấp các giếng khoan không sử dụng ở các địa phương. Song song đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.

Mặc dù vẫn còn những con số khả quan từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh là chất lượng nguồn nước ngầm của tỉnh còn rất tốt, trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của tỉnh trên 1,4 triệu m3/ngày/đêm. Tuy nhiên, trước tình hình nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, nếu không xây dựng được phương án quản lý và sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý từ bây giờ, thì đến khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi nguồn nước ngầm đã bị khai thác cạn kiệt cộng với ô nhiễm thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, toàn tỉnh có trên 46.000 cây giếng khoan hộ gia đình tập trung nhiều ở các xã vùng ven chưa có nguồn sinh hoạt và khoảng 60 giếng khoan của các doanh nghiệp.

 

Bài, ảnh: THANH THÚY

推荐内容