当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi keo wolves】Sẽ hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa

Vinaline

Vinalines là 1 trong 14 doanh nghiệp được đặt vào lộ trình cổ phần hóa trong năm 2015 theo kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải

Dự kiến lùi 79 DN cổ phần hóa sang giai đoạn sau

Theẽhoànthànhkếhoạchcổphầnhósoi keo wolveso báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2011 đến 2013, đã có 106 DN được cổ phần hóa, năm 2014 cổ phần hóa thêm 143 DN, và năm 2015, tính đến 23/11, cổ phần hóa được 173 DN.

Lũy kế giai đoạn 2011 đến 23/11/2015, cả nước đã hoàn thành cổ phần hóa 422/538 DN, đạt 78% kế hoạch; riêng giai đoạn 2014 – 2015 đã cổ phần hóa đạt 316/432 DN.

Dự kiến năm 2015 sẽ cổ phần hóa được 210 DN, như vậy số DN cổ phần hóa giai đoạn 2011 – 2015 sẽ là 459 DN, đạt khoảng 90% kế hoạch. Riêng 2 năm 2014 – 2015 cổ phần hóa được 353 DN, còn 79 DN dự kiến sẽ được chuyển sang cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 - 2020.

Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành, các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước phải thực hiện thoái vốn khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư) trong giai đoạn 2014 - 2015 là gần 25.219 tỷ đồng. Năm 2014, tổng số các khoản đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm giảm gần 4.258 tỷ đồng, trong đó thoái được hơn 4.184 tỷ đồng, thu được hơn 4.292 tỷ đồng; giảm 73.777 triệu đồng do đánh giá lại các khoản đầu tư tài chính của TCT Lắp máy Việt Nam so với sổ sách kế toán khi cổ phần hoá.

Tuy nhiên cũng trong năm 2014, các DN đã đầu tư thêm hơn 1.401 tỷ đồng do các đơn vị ghi nhận cổ tức được chia bằng cổ phiếu, DN hạch toán tăng doanh thu hoạt động tài chính và tăng giá trị khoản đầu tư ra ngoài DN tương ứng với số tiền cổ tức được chia theo quy định.

Năm 2015, lũy kế từ đầu năm đến ngày 23/11, các đơn vị đã thoái được hơn 4.975 tỷ đồng, thu về hơn 4.636 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực chứng khoán thoái được 156.416 triệu đồng, thu về 144.573 triệu đồng do TCT Hàng hải, TCT Xi măng thoái thấp hơn giá trị đầu tư.

Tiếp đến, lĩnh vực ngân hàng tài chính đã thoái được hơn 1.603 tỷ đồng, thu về 852.247 triệu đồng do TCT Thuốc lá thoái thấp hơn giá trị đầu tư; TĐ Dầu khí Việt Nam thoái 800 tỷ đồng và TCT Lương thực miền Nam thoái 1,364 tỷ đồng với giá 0 đồng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Số còn lại, lĩnh vực bảo hiểm thoái được hơn 111,7 tỷ đồng, thu về hơn 135,1 tỷ đồng; lĩnh vực bất động sản thoái được hơn 2.930 tỷ đồng, thu về hơn 3.330,1 tỷ đồng; các quỹ đầu tư thoái được gần 174 tỷ đồng, thu về giá trị bằng số vốn thoái.

Chỉ thoái vốn khi thị trường chứng khoán ấm lên

Bộ Tài chính cũng cho biết, cơ bản thời gian qua các TĐ kinh tế, TCT nhà nước, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu theo tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ chế chính sách về tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các DN thực hiện.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu, tiến độ cổ phần hóa DNNN và thoái vốn đầu tư ngoài ngành vào 5 lĩnh vực nhạy cảm trong thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra. Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn trong tháng cuối năm 2015, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, TĐ, TCT chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh các bước hoàn thành việc xác định giá trị DN, phê duyệt phương án cổ phần hóa để chuyển các DN sang công ty cổ phần (khoảng 50 DN).

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc thoái vốn của các DN đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng; các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các TĐ, TCT phân loại các khoản đầu tư vào lĩnh vực bất động sản theo nguồn vốn để phối hợp với các tổ chức tín dụng thực hiện thoái vốn khi thị trường cho phép.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán hiện nay đang rất trầm lắng, nhất là từ khi Trung Quốc phá giá đồng tiền, mặt khác do chủ trương đẩy nhanh cổ phần hóa các DN nên lượng cổ phiếu bán ra thị trường nhiều, nếu cứ bán ồ ạt ra thị trường bằng mọi giá thì DN sẽ mất vốn, các nhà đầu cơ có cơ hội để thâu tóm DN. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, TĐ, TCT nhà nước lập kế hoạch, lộ trình để thoái vốn đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán khi thị trường chứng khoán ấm lên, có điều kiện là thoái ngay, đảm bảo hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát vốn cho DN.

Với lĩnh vực bảo hiểm, quỹ đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương, TĐ, TCT lập kế hoạch thoái vốn ngay trong các tháng còn lại của năm nay và tích cực tìm đối tác để thoái vốn, đảm bảo theo giá thị trường, đạt hiệu quả cao nhất.

Từ nay đến cuối năm 2015, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm cần phải thoái tiếp là hơn 15.678 tỷ đồng, do một số đơn vị điều chỉnh lại đề án tái cơ cấu và không phải thoái vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên số phải thoái giảm gần 1.731 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực chứng khoán còn thoái gần 118,2 tỷ đồng, lĩnh vực ngân hàng tài chính hơn 8.722 tỷ đồng, lĩnh vực bảo hiểm gần 546,5 tỷ đồng, lĩnh vực bất động sản là gần 6.079 tỷ đồng và quỹ đầu tư là hơn 212,1 tỷ đồng.

Nguyễn Phượng

分享到: