【kết quả colombia hôm nay】Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp cổ tích Mường Phăng
Mường Phăng. Chỉ cái tên thôi đã gợi nhắc người ta đến Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Mường Phăng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có cảm giác tất cả những thứ gì liên quan đến dải đất này đều phảng phất hình bóng của vị tướng tài ba trong đó.
Giữa lòng hồ Pá Khoang (xã Mường Phăng,ếnthắngĐiệnBiênPhủViếttiếpcổtíchMườngPhăkết quả colombia hôm nay huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có một hòn đảo mà người bản địa gọi là đảo hoa. Chủ hòn đảo, ông Trần Lệ, quê gốc ở Hải Phòng, bỏ hết sự nghiệp của mình lên đây vì lời hứa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời.
Lời hứa với Đại tướng
Tôi lên Mường Phăng vào cuối mùa hoa ban nở, nhưng rừng vẫn trắng. Ti tỉ cánh hoa ban phủ khắp núi đồi Mường Phăng. Dường như năm nay hoa ban Mường Phăng nở sớm hơn và tàn muộn hơn so với mọi năm. Người đồng bào nói rằng, núi rừng Mường Phăng đang chịu tang vị Đại tướng vừa về cõi vĩnh hằng những ngày đầu tháng 10 năm ngoái.
Mường Phăng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có cảm giác tất cả những thứ gì liên quan đến dải đất này đều phảng phất hình bóng của vị tướng tài ba trong đó. Ba ngôi trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều mang tên Võ Nguyên Giáp. Hồ thủy lợi Loọng Luông 1 cũng được người đồng bào gọi thân mật là Hồ Đại tướng. Cánh rừng già bên hồ cũng gọi là Rừng Đại tướng. Thậm chí đến cái cột mốc chỉ dẫn vào Mường Phăng cũng được đề tên Cột mốc Đại tướng.
Và tất nhiên, hòn đảo hoa anh đào, nơi đầu tiên ở Việt Nam, loài hoa Sakura, quốc hoa của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản đơm hoa kết trái cũng không phải là ngoại lệ. Người ta đã không gọi đảo Đại tướng. Nhưng những gì mà đảo hoa Mường Phăng có được như ngày hôm nay bắt đầu từ lời hứa của một người đàn ông với vị Đại tướng kính yêu.
Ký ức Điện Biên Phủ: Chân dung "chúa đảo" Trần Lệ
Cạnh hồ Pá Khoang là hồ Loọng Luông 1, nơi mà đồng bào vẫn gọi là hồ Đại tướng. Năm 2004, khi Đại tướng trở lại thăm Mường Phăng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhìn người dân nơi đây phải sống trong cảnh khan hiếm nước SX, Đại tướng đã viết một bức thư gửi Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ NN-PTNT:
"Mường Phăng là một trong những di tích lịch sử quốc gia cần phải bảo tồn. Đồng bào các dân tộc của tỉnh Điện Biên và xã Mường Phăng đã từng đóng góp sức người, sức của trong hai cuộc kháng chiến và trong thời kỳ xây dựng đất nước, đồng thời góp phần giữ gìn di tích lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ. Để tạo điều kiện cho tỉnh Điện Biên và xã Mường Phăng thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh SX, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn, tôi đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng Bộ NN-PTNT tạo điều kiện để tỉnh Điện Biên và xã Mường Phăng thực hiện dự án xây dựng hồ chứa nước Loọng Luông 1".
Bức thư của Đại tướng nay đã được phóng to và treo trang trọng giữa căn phòng bên hồ Loọng Luông 1. Hồ được khánh thành vào ngày 7/5/2013, đúng vào dịp kỷ niệm 59 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đó là một hòn đảo rộng khoảng 10 ha, từ trung tâm xã Mường Phăng đi xuồng vào mất khoảng 20 phút. Toàn hoa là hoa. Đảo mọc giữa hồ, tứ bề mây nước, vào mùa hoa ban, hoa anh đào, hoa ly đua nhau nở, đảo cứ như là cõi tiên. "Chúa đảo" Trần Lệ tuổi đã gần 70 những vẫn còn vạm vỡ, nhờ vào những năm tháng rèn luyện trong quân ngũ và những lần ngược xuôi Điện Biên - Hà Nội - Đà Lạt như đi chợ để chăm lo cho đảo hoa này.
Đã là năm thứ 8, ông Trần Lệ bỏ phố phường lên hòn đảo nằm giữa lòng hồ cao nhất Mường Phăng. Quê "chúa đảo" ở Hải Phòng. Quả thật, mới nhìn ông, tôi đã bắt gặp một điển hình của đàn ông phố cảng. Từ kiểu ăn sóng nói gió cho đến cái cốt cách trọng nghĩa khinh tài, đã hứa với ai cái gì thì quyết tâm làm cho bằng được.
Ông Trần Lệ từng là lính, sau đó được cử đi đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học ở nước ngoài. Tốt nghiệp về công tác tại Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chuyên nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng phục vụ SXNN. Một người rất thành công trong lĩnh vực SX các giống hoa. Còn lý do trở thành "chúa đảo" hoa anh đào ngày hôm nay thì ông bảo rằng, đó là nhờ cơ duyên gần như lớn nhất trong cuộc đời mình.
Gần 10 năm trước, khi vừa đến tuổi về hưu, trong lúc bạn bè cùng thời tất bật chạy cho Cty này, Cty nọ nhằm tận dụng những kinh nghiệm, chất xám để kiếm thêm thu nhập thì ông lại dồn hết tâm lực, tiền của cho tham vọng đưa các giống hoa lên vùng cao Tây Bắc. Lý giải cho cái việc làm khá ngược đời ấy, ông Trần Lệ đã từng nói: Có thể thất bại, có thể khuynh gia bại sản nhưng vẫn phải làm cho bằng được.
Đó là năm 2005. Thời khắc mà ông Trần Lệ nhớ như in từng phút, từng giây. 16 giờ 30 ngày 30/12. Thời khắc ông được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu (Hà Nội). Những câu chuyện về Mường Phăng, về Điện Biên nhưng không phải về những chiến công hiển hách mà về những khó khăn, những trăn trở của vị tướng già với mảnh đất này.
"Đại tướng nói với tôi rằng, chiến tranh qua đi lâu rồi nhưng đồng bào Điện Biên, đồng bào Mường Phăng còn vất vả lắm. Các ông là nhà khoa học, có trí tuệ, tâm huyết, trong quá trình nghiên cứu SX, nếu làm được điều gì đó cho đồng bào, cho Mường Phăng thì hãy cố gắng", Trần Lệ nhớ lại.
Từng lời, từng lời một, không sai một từ nào. Lúc ấy ông chỉ biết dạ dạ, vâng vâng rồi lặng lẽ rơi nước mắt. Cho đến bây giờ ông vẫn không thể ngờ, tình cảm của vị tướng già với mảnh đất Mường Phăng lại lớn lao đến vậy.
Cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của vị Đại tướng với mảnh đất Điện Biên, với Mường Phăng, ông Trần Lệ như được truyền thêm lửa. Ông mạnh dạn đề xuất việc đưa các giống hoa từ Đà Lạt lên đây trồng.
Qua khảo sát thời tiết, khí hậu, chất đất… ông Trần Lệ nhận thấy hòn đảo mà người dân vẫn gọi bằng đảo Mon (theo tiếng Thái có nghĩa là dâu tằm) nằm giữa hồ Pá Khoang có khí hậu gần giống Đà Lạt. Quanh năm mát mẻ, hầu như không bị ảnh hưởng của sương muối, mưa đá, ô nhiễm môi trường, rất phù hợp cho ươm trồng những loài hoa quý, rau quả cao cấp.
Đảo Mon trở thành nơi ươm trồng, lai ghép hơn 20 loại hoa có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng như: Địa lan, phong lan, hoa ly, cúc, tuy-líp… Các giống khoai lang, cà chua Nhật Bản, rau xà lách tím…
Những ngày đầu tiên trên hoang đảo không điện, không đường, đêm chỉ có tiếng chim kêu, vượn hú, nếu không phải là một người lính, không vì lời hứa như đinh đóng cột với Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì e rằng ông Trần Lệ khó mà trụ nổi lại chốn hoang sơ này.
Phải mất gần 2 năm, những mầm xanh đầu tiên mới chịu mọc trên đảo. Cũng chừng ấy thời gian, ông Trần Lệ gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Hết đi Đà Lạt lại về Hà Nội. Lúc rảnh rỗi nhất là khi người ta thấy ông ngồi tỷ mẩn bên một gốc địa lan vừa mới nhú, nhưng chẳng ai biết được nguyên nhân. Mãi cho đến năm 2009, khi có đoàn cán bộ và đồng bào dân tộc tỉnh Điện Biên về thăm và chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 99 tuổi, ông Trần Lệ lặng lẽ mang cây địa lan theo.
Lần thứ hai được gặp Đại tướng, ông Trần Lệ rưng rưng báo cáo rằng đã thực hiện thành công lời hứa với Đại tướng. Bây giờ đã nhiều người biết đến Điện Biên có một loài hoa rất quý: Địa lan Mường Phăng.
Chừng đó chỉ là sự khởi đầu. Sau địa lan, ông Trần Lệ lần lượt khiến rất nhiều người trong giới khoa học và dân trồng hoa ngỡ ngàng khi lai tạo thành công giống hoa ly đỏ Mường Phăng, loài hoa độc nhất vô nhị mà kể cả Đà Lạt, thủ phủ của loài hoa ly cũng đang bó tay.
Người người đổ xô lên đảo hoa để chiêm ngưỡng, để nhìn tận mắt, sờ tận tay những điều được cho là khó tin. Và khi họ còn chưa hết bất ngờ, thán phục, trầm trồ với giống ly lạ ở Mường Phăng thì ông Trần Lệ lại làm cho người ta ngã ngửa bằng cái giọng đủng đỉnh: Mường Phăng bây giờ là thủ phủ của loài hoa anh đào.
Không ngã ngửa mới là chuyện lạ. Bởi nên nhớ rằng, con đường vào Việt Nam của quốc hoa đất nước Nhật Bản rất nhiều lần đi vào đường cụt. Chính phủ Nhật Bản từng tặng cho Việt Nam tổng cộng 9 lần giống hoa anh đào nhưng chưa có lần nào thành công. Từ năm 1994 đến năm 2010, người Nhật từng hai lần đưa anh đào lên trồng ở rừng Bidoup (Đà Lạt), lần thứ nhất trồng 150 cây, lần thứ hai 50 cây, nhưng lần lượt thất bại.
Vậy mà chỉ với 10 hạt giống ban đầu, bây giờ đảo hoa của ông Trần Lệ có hơn 1.000 gốc anh đào và một vườn ươm chi chít cây non.
Năm 2011, những người Nhật đầu tiên lên đảo hoa Mường Phăng đã không tin nổi mắt mình. Không ít người đã khóc. Họ khóc vì không thể ngờ rằng với khí hậu Việt Nam có thể trồng hoa anh đào đẹp không thua gì bên Nhật Bản. Bây giờ, mỗi năm có cả chục đoàn du khách Nhật lên với Mường Phăng, chính phủ Nhật cũng gửi tặng ông Lệ nhiều giống hoa quý khác. Tháng 4 này, ông đón những món quà đầu tiên.
Viết tiếp cổ tích Mường Phăng
Ở nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà cấp 4 nằm giữa đảo hoa là tấm ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Trần Lệ. Trong ảnh, Đại tướng một tay khoác vai ông Trần Lệ, một tay sờ vào cánh hoa địa lan Mường Phăng cao 1,5 m. Vị "chúa đảo" tâm sự rằng, ông biết Đại tướng rất thích hoa lan, lần nào ông tặng, nếu có dịp chụp ảnh thì Đại tướng luôn đặt bàn tay mình lên cánh hoa một cách trân trọng.
Một trong 4 cây Anh Đào đầu tiên trồng tại Mường Phăng (Điện Biên Phủ)
Ngày 4/10 năm ngoái, khi nghe tin Đại tướng mất, ông Trần Lệ đang ngồi lúi húi ghép từng gốc Chery, cũng là một giống anh đào ông nhờ bạn mang cành về từ bên Pháp. Nếu thành công thì đảo hoa Mường Phăng là nơi đầu tiên ở Việt Nam trồng được giống Chery này. Bất ngờ, ông Trần Lệ thụp xuống quỳ bên gốc Chery ấy hướng đầu về Thủ đô Hà Nội vái vọng. Ông không khóc thành tiếng mà nước mắt cứ chảy ròng.
Ở tuổi 69, cuộc đời Trần Lệ có thể gọi là viên mãn. Con cái ông 4 đứa đều thành đạt, công tác ở những vị trí dư dả về kinh tế. Ông bảo rằng, cuộc đời mình bây giờ chỉ còn mỗi một việc là dồn hết công sức cho đảo hoa Mường Phăng. Để lời hứa với Đại tướng trọn vẹn được chừng nào hay chừng đó.
Tám năm, số tiền ông bỏ ra cho đảo hoa xấp xỉ 5 tỷ đồng. Đó là vốn liếng trong suốt thời gian ông làm trang trại ở Đà Lạt, ở Hòa Bình. Nhìn cái cách ông sống ở đảo này tôi tin việc ông đầu tư vào đảo hoa không phải để kinh doanh.
"Sau 60 năm chiến thắng Điện Biên, vốn rừng Tây Bắc bị mất đi quá nhiều. Tôi đang trồng thử nghiệm loại cây lâm nghiệp gáo vàng để bà con làm gỗ nguyên liệu. Bước đầu rất thành công. Cây gáo vàng có chu kỳ khoảng 8-10 năm, đường kính 80 cm. Rét đậm không chết, không rụng lá vào mùa đông. Nếu theo giá thành hiện tại thì 1 ha có thể đạt 1 tỷ đồng. Phải làm được điều này cho bà con Mường Phăng thì lời hứa của tôi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới được trọn vẹn", ông Trần Lệ trải lòng. Chiều trên đảo Mường Phăng. Ông Trần Lệ ôm đàn ghi ta hát. Hóa ra con người một đời lầm lụi với nông nghiệp cũng lãng mạn ra trò. Ông chơi khá thân với vợ chồng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và Chiều Xuân. Lãng mạn nhưng nhiều tâm sự. Cách chỗ ông ngồi tầm 2 km đường chim bay chính là nơi mỗi ngày Đại tướng dùng ống nhòm quan sát cánh đồng Mường Thanh, các cứ điểm Him Lam, đồi A1... trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. |
Theo Nông nghiệp VN
下一篇:Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
相关文章:
- Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- Đồng Tháp: Bàng hoàng vì cá chết hàng loạt ngày giáp Tết
- Thạc sĩ kinh tế 51 tuổi làm Chủ tịch Phú Yên
- Khủng bố IS bất ngờ đăng ảnh phiến quân tàn tật xử tử tù binh
- Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 31/1/2016
- Dự báo thời tiết: Nhiệt độ Thủ đô Hà Nội lại xuống 12 độ C
- Quản lý báo chí: Mới túm 'ông có tóc'
- Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- 3 ngày tết, 64 người chết vì tai nạn giao thông trên cả nước
相关推荐:
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Giữa Thủ đô: Ồ ạt băm ruộng, phân lô xây nhà trái phép
- Rà soát danh sách cựu tù cách mạng
- Tân Thủ tướng, bộ trưởng và ưu tiên hành động
- Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- Bộ Công an thăng cấp Tướng một số lãnh đạo, chỉ huy
- Thu nhập nông dân tăng gấp đôi trong 5 năm
- Thủ tướng đề nghị VKS kiểm tra thông tin vụ chủ quán Xin chào
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Đề xuất ưu đãi mức cao nhất về thuế cho báo chí
- Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng