【bd kq dua】Xây sai phép vì Sở Xây dựng tư vấn tình cảm

TIN LIÊN QUAN
Liên kết 4 nhà: Cả nhà cùng lợi?
The Pride: Cận cảnh dự án 5 năm không bàn giao được nhà
Thiên Thanh sẽ bán từ chiếc ốc vít đến cả ngôi nhà
Chia nhỏ căn hộ, chuyện lớn quy hoạch!

Giấy phép bằng... miệng

Như đã phản ánh trước đó, Dự án Thăng Long Garden bị tố hàng loạt sai phạm, trong đó phần diện tích được bố trí là bể ngầm, thảm cỏ trước khu vực tòa nhà A2 nay đã bị biến thành một sân tennis 2 tầng. Hiện công trình này đang thi công một hệ thống cột và đổ xong sàn tầng 1.

Khu đất trước tòa nhà A2 được quy hoạch là cây xanh, bể ngầm nhưng cũng đang được xây cột và đổ sàn tầng 1. Ảnh: Châu Anh

Trong khi đó, theo bản vẽ Mặt bằng quy hoạch tổng thể tỷ lệ 1/500 được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội duyệt kèm theo văn bản số 1123/QHKT-P2 ngày 10/6/2008, vị trí khu vực này được đánh dấu từ mốc 63 đến mốc 72, ghi rất rõ là phần bố trí bể ngầm, thảm cỏ.

Lý giải về vấn đề này, ông Đỗ Đình Thu - Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Thăng Long  - Chủ đầu tư dự án cho rằng, trong quá trình thực hiện dự án, các Sở ban ngành, cụ thể là Sở Xây dựng có đề xuất là cần một chỗ để cho cư dân sau này về ở có nơi để tập thể thao. Chính vì vậy, công ty đã xây dựng một sân tennis tại ô đất trên.

Đồng thời, ông Thu cũng khẳng định: “Cái này (việc xây dựng sân tennis – PV) đã thực hiện theo đúng bản vẽ đã trình Sở Xây dựng sau khi điều chỉnh có sân tennis ở đây”.

Như vậy, ông Thu khẳng định việc xây dựng sân tennis đã có trong bản vẽ điều chỉnh trình Sở Xây dựng. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được xem bản vẽ này thì ban lãnh đạo Công ty Cổ phần May Thăng Long từ chối vì chưa chuẩn bị.

Giải thích thêm về việc xây sân tennis này, bà Nguyễn Quế An – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Thăng Long cho rằng, việc xây dựng sân tennis thực chất bản vẽ ban đầu không có, sau đó khi làm dự án mới xin điều chỉnh và và việc điều chỉnh này là để phục vụ cho cư dân, chứ không phải điều chỉnh để bán.

“Nếu cư dân có ý kiến là không cần xây thì đây là ý kiến rất nhỏ của một số hộ thôi, còn đại bộ phận là đồng tình. Đã đưa vào hồ sơ thiết kế điều chỉnh”, vị Phó tổng Giám đốc cho hay.

Tiếp tục khẳng định việc xây tennis này là hợp lý, luật sư đại diện của Công ty Cổ phần May Thăng Long cho rằng, việc xây sân Tennis là theo đề xuất của Sở.

Tuy nhiên, vị Luật sư này lại đưa ra một thông tin trái hẳn với lời của bà Nguyễn Quế An. Vị luật sư này nói: “Về việc có nhận được ý kiến đồng tình của người dân hay không thì phải nói thật là chưa có cơ sở vì nhà chưa bàn giao, nên chưa thể có hội nghị nhà chung cư. Khi tổ chức hội nghị nhà chung cư thì mới tiến hành lấy ý kiến được. Còn ý kiến đề xuất của Sở là xác đáng”.

Và theo vị Luật sư này, việc xây sân tennis không cần phải xin phép ý kiến cư dân mà chỉ cần xin phép các ý kiến của chính quyền.

Phóng viên tiếp tục đề nghị được xem bản vẽ sau khi điều chỉnh có sân tennis thì nhận được một thông tin bất ngờ.

Bà Nguyễn Quế An – Phó Tổng Giám đốc Công ty lại khẳng định: “Ý kiến của Sở là rõ ràng, Sở không có quyền lợi gì ở dự án, cũng không ở dự án và không phải là chủ đầu tư thì chỉ có gợi ý bằng miệng thôi. Họ tự tư vấn tình cảm”.

Điều đó có nghĩa là việc xây sân tennis chỉ là gợi ý bằng miệng của Sở Xây dựng.

Cắt lời bà An, vị Luật sư đại diện vội vàng nói: “Đòi hỏi có văn bản, chị An nói không có văn bản, nhưng trong quá trình xây dựng đầu tiên đã bỏ quên mất quyền lợi của cư dân là sinh hoạt vui chơi, nên khi Sở gợi ý thấy hợp lý thì chủ đầu tư điều chỉnh. Cái này là phục vụ cho cư dân. Ngay cả sau này có thu phí đi nữa thì cũng là lấy thu bù chi để duy trì bộ máy để trông coi. Việc này là phải khuyến khích. Nếu hội nghị chung cư sau này yêu cầu bỏ thì phải đủ ý kiến mới bỏ”.

Thăng Long Garden lộ hàng loạt sai phạm

Như vậy, sau một hồi vòng vo, rõ ràng việc xây dựng sân tennis là chưa quyết định điều chỉnh hồ sơ thiết kế và việc tự ý xây dựng sân tennis trên phần đất được quy hoạch là thảm cỏ, bãi đỗ xe của chủ đầu tư là việc làm không đúng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là ban lãnh đạo của công ty này cố tình vòng vo, che dấu. Đặc biệt, ngay cả vị Luật sư đại diện của công ty – Một người am hiểu pháp luật nhưng vẫn cho rằng việc xây sân tennis là việc “phải khuyến khích” ngay cả khi nó chưa được cấp phép.

Đất cây xanh thành nhà 3 tầng

Ngoài việc xây sân tennis trên phần diện tích cây xanh, như phản ánh, tại phần đất trước tòa nhà A3 (trên vẽ được tính từ mốc số 9 đến mốc 24) vốn được bố trí là đất cây xanh, sân chơi trẻ em, bãi đỗ xe. Nhưng trên thực tế, khu vực đất trống này đã biến thành một tòa nhà có diện tích xây dựng khoảng 200m2, cao 3 tầng và được ghi rõ là “Tòa nhà ban quản lý Dự án – Công ty Cổ phần May Thăng Long”.

Lý giải về diện tích đất này, ông Đỗ Đình Thu - Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Thăng Long cho rằng, sau khi dự án được phê duyệt, phải thành lập ban chỉ đạo và ban quản lý dự án. Và ban quản lý dự án cần nơi làm việc.

Theo quy định thì các dự án được phép làm nhà tạm để xây nhà điều hành dự án. Nếu là công ty của Bộ thì việc xây dựng này phải trình lên Bộ và Bộ duyệt và Bộ ra quyết định thành lập. Nhưng May Thăng Long là công ty Cổ phần tư nhân nên HĐQT ra quyết định đầu tư.

Cũng theo ông Thu, theo quy định thì được phép xây dựng nhà tạm trong dự án làm nhà ban quản lý dự án. Và những nhà từ 5 tầng trở xuống đều được coi là nhà tạm.

“Sau khi dự án hoàn thành, tòa nhà tạm này sẽ phá đi, trả lại cây xanh hoặc làm cái gì đó”, ông Thu nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị Chủ tịch HĐQT này cũng cho rằng, cả dự án gần 13.500 m2 đều là đất của chủ đầu tư May Thăng Long nhiều năm nay làm việc, đóng góp thuế má. Nhà nước khi duyệt dự án có 3 tòa nhà và khu xung quanh. Khi làm dự án, chủ đầu tư cũng được phép giữ lại một phần.

“Giống như nhà tôi được duyệt thế này, tôi được quyền bán một phần, phần còn lại là nhà của tôi”, ông Thu nhấn mạnh.

Không hiểu phần đất mà ông Thu nói là phần đất nào? Phần đất nằm trong quy hoạch đã được duyệt hay phần đất nằm ngoài dự án? Nhưng rõ ràng dự án đã được duyệt thì chủ đầu tư phải tuân thủ theo đúng bản vẽ và cam kết ký với khách hàng, chứ không thể “nhà tôi được duyệt thế này, tôi được quyền bán một phần, phần còn lại là nhà của tôi”.

Ngoài ra, rõ ràng, sau khi dự án hoàn thành, tòa nhà 3 tầng mà theo chủ đầu tư nói là nhà tạm phải tháo dỡ để trả lại phần diện tích là cây xanh như thiết kế đã phê duyệt chứ không thể “làm cái gì đó” được như vị đứng đầu Công ty Cổ phần May Thăng Long trả lời được.

Không chỉ xây dựng sai quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư dự án này còn tiếp tục vi phạm nhiều vấn đề khác.

Doanh nghiệp tố khổ vì đất vàng "đứng hình" suốt 10 năm

(Baodautu.vn) Ngày 23/4, Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của nhà đầu tư Dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM)

Nhà cái uy tín
上一篇:Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
下一篇:Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất