【keo nhâci】Nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ tài chính

时间:2025-01-12 17:55:59 来源:88Point

Công tác quản lý,ềudấuấntrongthựchiệnnhiệmvụtàichí<strong>keo nhâci</strong> điều hành tài chính - ngân sách nhà nước đóng góp quan trọng

Công tác quản lý, điều hành tài chính - ngân sách nhà nước đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quy mô, cơ cấu thu ngâan sách ngày càng bền vững hơn

Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan trung ương và Nghị quyết Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ triển khai có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) được giao.

Với tinh thần quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả, ngành Tài chính trong nhiệm kỳ (2015 - 2020) đã ghi dấu ấn trong thực hiện các nhiệm vụ về tài chính – NSNN.

Trong đó phải kể đến việc hoàn thiện thể chế tài chính – NSNN theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bộ Tài chính thực hiện chính sách tài khóa chủ động, tăng cường phối hợp với các chính sách khác để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, hệ thống thể chế trong lĩnh vực tài chính ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế... Trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngành Tài chính đã đi tiên phong trong đề xuất và trình cấp có thẩm quyền các giải pháp về chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội nhằm ứng phó kịp thời với dịch bệnh.

Thành công trong điều hành ngân sách nhiệm kỳ qua, phải kể đến quy mô thu NSNN được củng cố, cơ cấu thu NSNN bền vững hơn; công tác quản lý thu NSNN ngày càng hiệu quả, khoa học; thực hiện hiệu quả cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên bố trí nguồn lực cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công. Kết quả thu NSNN giai đoạn 2016 - 2019 hàng năm đều vượt dự toán, quy mô thu NSNN bình quân đạt khoảng 25,5%GDP. Quy mô thu ngân sách 5 năm 2016 - 2020 tăng khoảng 1,6 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

Cùng với đó, cơ chế, chính sách về công tác quản lý tài sản công có những đột phá mới, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong việc quản lý, sắp xếp và sử dụng hiệu quả tài sản công; cân đối ngân sách tích cực, nợ công đảm bảo trong giới hạn an toàn và được quản lý chặt chẽ, hiệu quả sử dụng vốn vay được tăng cường. Mặc dù trong điều kiện có nhiều yếu tố không thuận lợi, nhưng kết quả thu, chi, quản lý bội chi NSNN đạt được nhiều tích cực. Bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 3,7% GDP, năm 2019 khoảng 3,4% GDP và dự toán năm 2020 là 3,44% GDP. Nợ công được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn, góp phần cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Nợ công, nợ Chính phủ dự kiến đến cuối năm 2019 ước đạt lần lượt là 54,7% GDP và 47,7% GDP, giảm so với mức 61% GDP và 49,2% GDP năm 2015.

Nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính

Là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng thời gian qua, Bộ Tài chính là một trong số các bộ, ngành đạt được nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính, thực hiện rà soát, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong đó, phải kể đến những đột phá trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các quy trình quản lý hiện đại vào công tác quản lý tài chính - NSNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính 7 năm liền dẫn đầu khối các bộ, ngành về chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (từ năm 2013 - 2019). Quy trình thủ tục hành chính trong các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lĩnh vực: thuế, hải quan, Kho bạc Nhà nước được cải cách mạnh mẽ và đồng bộ.

Công tác xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, được Bộ Tài chính tích cực triển khai. Với tinh thần quyết liệt vào cuộc, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước đã triển khai hiệu quả công tác sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của cơ quan, đơn vị. Kết quả, bộ máy của Bộ Tài chính đã được kiện toàn, giảm số lượng đầu mối các đơn vị từ trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương. Đến tháng 3/2020 thực hiện sắp xếp, cắt giảm được trên 5.641 đầu mối các đơn vị từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội), tại địa phương; giảm 4.543 vị trí lãnh đạo quản lý.

Nhiệm kỳ qua, Bộ Tài chính đã thành công trong đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, thị trường tài chính tiếp tục phát triển vững chắc, hoàn thiện về cấu trúc, phát huy vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; thị trường bảo hiểm và dịch vụ tài chính tiếp tục mở rộng về quy mô và phạm vi hoạt động, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy mô thị trường vốn đến hết tháng 12/2019 đã đạt 111,7% GDP năm 2019.

Bộ Tài chính đã chủ động hội nhập quốc tế; đa dạng hóa nội dung, hình thức và các đối tác hợp tác quốc tế về tài chính, góp phần phát huy các lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế và hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn lại cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 cho thấy, công tác quản lý, điều hành tài chính - NSNN tiếp tục được đổi mới, hiện đại hóa sâu rộng, theo nguyên tắc thị trường, minh bạch hơn, phù hợp thông lệ quốc tế; đóng góp quan trọng vào việc cải thiện các cân đối lớn của nền kinh tế, củng cố ổn định vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện vị thế đất nước trong khu vực, thế giới.

Thu ngân sách nhà nước đạt và vượt mục tiêu đề ra

Quy mô thu ngân sách nhà nước được cải thiện, bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 25,6% GDP (giai đoạn 2011 - 2015 là 23,6% GDP), đạt và vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị (21% GDP) và Nghị quyết 25 của Quốc hội (thu ngân sách nhà nước là 23,5% GDP – trong đó thu từ thuế, phí khoảng 21% GDP).

Đây là kết quả tích cực khi mà tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, đồng thời giảm các nghĩa vụ thu thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng mức chiết trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, xóa bỏ khoảng 340 khoản phí, lệ phí...

Thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao, bình quân giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 81,5%, ước đến năm 2020 khoảng 83 - 84% (giai đoạn 2011 - 2015 là 68,7%); đạt mục tiêu trước 5 năm theo Chiến lược tài chính đến năm 2020, cơ bản đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 07 là đến năm 2020 đạt 84 - 85%.

Trần Thắng

推荐内容