【ket qua marseille】Tác động của làn sóng di cư mới tới các nền kinh tế phát triển
Lạm phát đồng loạt giảm tại nhiều nền kinh tế lớn của châu Âu | |
Kinh tế châu Á có thể "bỏ xa"các nước phát triển tới 5% vào cuối năm | |
EU nhấn mạnh sự cần thiết của việc di cư an toàn và hợp pháp | |
Châu Âu đối mặt với bóng ma khủng hoảng di cư mới | |
Châu Âu trước nỗi ám ảnh mới về người di cư |
Dòng người di cư tới các nước phát triển sẽ tăng nhanh trong thời gian tới |
Số liệu này của Tây Ban Nha gần đây cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại. Gần 1,4 triệu người dự kiến sẽ chuyển đến sinh sống ở Mỹ trong năm nay, nhiều hơn 30% so với trước đại dịch.
Cách đây không lâu, nhiều quốc gia giàu có đã kiên quyết phản đối tình trạng di cư ồ ạt. Sau đó, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các biên giới đều đóng cửa. Dòng người di cư sang các nước phát triển bắt đầu chậm lại hoặc thậm chí đảo ngược lại ở một số nơi, khi mọi người quyết định “hồi hương”. Hậu đại dịch, một nguyên nhân khiến lượng người di cư tăng đột biến là tâm lý mong muốn bù đắp cho thời gian đã mất. Nhiều người đã có được thị thực vào năm 2020-2021, nhưng chỉ bắt đầu nhập cư sau khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng.
Đáng chú ý, số người nước ngoài sinh ra tại các nước phát triển - ở mức hơn 100 triệu người - cao hơn rất nhiều so với trước khủng hoảng. Thể trạng của nền kinh tế sau đại dịch là một lý do quan trọng giải thích cho tình trạng này. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước giàu là 4,8%, mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Các ông chủ đang rất cần nhân viên, do đó, những người từ nước ngoài có lý do chính đáng để di cư.
Bên cạnh đó, vấn đề tiền tệ có thể là một yếu tố khác. Một bảng Anh đổi được hơn 100 rupee Ấn Độ, so với mức 90 rupee vào năm 2019. Kể từ đầu năm 2021, đồng tiền của các thị trường mới nổi đã mất giá trung bình khoảng 4% so với đồng USD. Điều này giúp cho người di cư gửi nhiều tiền về nhà hơn trước.
Các Chính phủ cũng đang cố gắng thu hút nhiều nhân tài hơn. Canada đặt mục tiêu chào đón 1,5 triệu cư dân mới vào năm 2023-2025. Australia đang tăng thời gian cho phép một số sinh viên có thể làm việc sau khi tốt nghiệp, từ 2 năm lên 4 năm. Những nền kinh tế chào đón nhiều người nhập cư có xu hướng được hưởng lợi về lâu dài. Nghiên cứu cho thấy rằng người di cư giúp xây dựng các mối liên kết thương mại và đầu tư giữa đất nước của họ và nước sở tại. Lực lượng lao động trẻ cũng giúp tạo ra nhiều doanh thu thuế hơn.
Một số nhà kinh tế kỳ vọng rằng làn sóng di cư sẽ tạo ra nhiều lợi ích tức thì như hạ nhiệt thị trường lao động và giảm tốc lạm phát. Tuy nhiên, nhiều người hơn sẽ làm tăng nguồn cung lao động, nhưng cũng làm giảm tăng trưởng tiền lương. Lượng người nhập cư lớn cũng làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, và có thể làm tăng lạm phát.
Với các chính sách mở cửa cho lao động nước ngoài, lượng người nhập cư cao hiện nay sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Quan trọng hơn, dòng người di cư hôm nay sẽ thúc đẩy dòng người di cư ngày mai, khi những người nhập cư mang theo gia đình của họ. Chẳng bao lâu nữa, làn sóng chống người nhập cư của các nước phát triển vào cuối những năm 2010 sẽ trở thành một quan điểm khác thường.
相关推荐
- Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- Việt Nam tăng nhập khẩu phụ tùng ô tô từ Trung Quốc
- Triệu hồi 730 ô tô điện Vinfast e34 có nguy cơ không nổ túi khí
- Hé lộ tường trình của kỹ sư liên quan đến vụ siêu xe Ferrari bị tai nạn ở Hà Nội
- Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- Khám phá siêu xe McLaren 720S tại Việt Nam
- Giảm xóc bị chảy dầu 1 bên nhưng gara khuyên thay cả hai, là đúng hay sai?
- Đưa khách đi lái thử xe, nam nhân viên đại lý lái BMW đâm vào tường