Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng cao nhất là 8% Lí giải về mức đề xuất tăng 8% tại phiên họp đầu tiên của HĐTLQG chiều 9/7,Đềxuấtmứctănglươngtốithiểuvùngcaonhấtlàlich bóng đá hom nay ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn – Thành viên HĐTLQG cho biết, mức đề xuất trên được cơ quan này dựa trên kết quả khảo sát ở 150 doanh nghiệp tại 4 vùng lương, qua đó cho thấy tình hình kinh tế có rất nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới nhiều hơn số doanh nghiệp “chết đi”. Về tổng thể, mức lương của người lao động hiện nay đã được cải thiện hơn so với năm 2016, 2017. Khảo sát của cơ quan này về đời sống người lao động trong các doanh nghiệp cũng cho thấy, số công nhân có tích lũy tăng lên, nếu như trước đây chỉ từ 15-16% thì hiện nay đã tăng lên thành 20%. Đồng thời, số công nhân qua khảo sát trả lời vừa đủ để chi tiêu tằn tiện cũng đã tăng. Ngoài ra, số lượng người không đủ chi tiêu do cuộc sống tăng lên, nhu cầu nhiều hơn, họ cũng phải chi tiêu nhiều hơn. Ông Thọ phân tích, giả sử không tăng lương tối thiểu, không bù đắp phần chênh lệch giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu, thì phần năng suất lao động tăng lên, phần trượt giá vẫn phải tính (khoảng 4%), cộng với ít nhất 3,5% tăng năng suất lao động, như vậy sẽ phải rơi vào khoảng 7,5%. “VCCI đề nghị nên nuôi dưỡng sức khỏe cho doanh nghiệp để năm sau tăng lương. Tuy nhiên, Nghị quyết số 27/NQ-TW cũng đã nêu đến năm 2020 sẽ kết thúc lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu, nên nếu năm nay không tăng thì sang năm có tăng thì mức tăng sẽ rất cao chứ không còn như hiện tại”, ông Thọ lưu ý. Ở một diễn biến khác, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN khẳng định rất chia sẻ với doanh nghiệp nhưng ít nhất năm nay mức tăng cũng phải từ 7 - 8%. Theo ông Chính, tiền lương tối thiểu trong những năm qua mới đáp ứng trên 90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, trong hai năm còn khoảng gần 10%, như vậy mỗi năm phải đáp ứng ít nhất 5%. “Từ ngày 1/7/2018, Chính phủ cũng đã điều chỉnh mức lương cơ sở của khu vực viên chức, công chức gần 7%. Như vậy, ít nhất khu vực doanh nghiệp cũng phải bằng mức này chứ không thể thấp hơn. Ngân sách nhà nước đang khó khăn như thế mà vẫn phải điều chỉnh, trong khi cuộc sống của công nhân hiện nay vẫn còn rất khổ cực”, ông Chính nói. Mức đề xuất 8% vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp Vẫn bảo lưu quan điểm như mọi năm, đại diện giới chủ sử dụng lao động, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, mức đề xuất của Tổng LĐLĐVN là quá cao, vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp. Cũng theo ông Phòng thì trong 10 năm qua, tiền lương tối thiểu cũng liên tục tăng, trong khi tiền lương khu vực công chỉ tăng 3 lần. Cũng theo ông Phòng, với mức lương tối thiểu như hiện nay mới chỉ đáp ứng trên 90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, tuy nhiên ông Phòng cho rằng, theo thông lệ, mức lương tối thiểu nên có dư địa để còn thương lượng tập thể, ví dụ như thương lượng thưởng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật…nếu mức lương tối thiểu cao như thời gian qua thì dư địa này sẽ không còn. Trước đó, VCCI cũng đã tiến hành lấy ý kiến của 20 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và 6 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì đều nhận được kiến nghị là không điều chỉnh lương tối thiểu trong năm nay. Phản hồi về ý kiến của các bên, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp cho biết, phiên họp thương lượng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 là “sân chơi” của giới chủ và người lao động, còn nhà nước với vai trò thúc đẩy để hai bên thương lượng và thỏa thuận nhằm đi đến tiếng nói chung. Với phiên họp đầu tiên, ông Diệp khẳng định, năm nay hai bên đã trao đổi rất thiện chí, không quá căng thằng. Câu chuyện thương lượng trong HĐTLQG luôn chia thành 2 cực là điều dễ hiểu. Tổng LĐLĐVN luôn mong muốn đời sống người lao động được cải thiện nên đề xuất mức tăng khá cao. Trong khi đó, doanh nghiệp luôn muốn tăng ở mức thấp, thậm chí là không tăng để cải thiện năng lực cạnh tranh. Ông Diệp thông tin, hiện bộ phận kỹ thuật của HĐTLQG đã đưa ra phương án song cũng mới chỉ là đề xuất để cân nhắc. “Phương án của kỹ thuật vẫn đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 tiền lương đảm bảo mức sống tối thiểu. Theo như tính toán này, dựa vào nhu cầu về lương thực, thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng thì phải tính toán lương tối thiểu vùng tăng từ 8,4-10,4% cho hai năm. Như vậy, lộ trình tăng lương tối thiểu có thể chia đều hoặc hiện tại tăng nhanh lên, năm sau tăng chậm lại”, ông Diệp cho biết. Nhận định về mức tăng lương tối thiểu vùng năm nay, ông Diệp cho rằng sẽ thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên, để hai bên thương lượng và tìm được tiếng nói chung thì cần tiến hành 2-3 phiên thảo luận nữa. Dự kiến, phiên họp lần hai của HĐTLQG sẽ diễn ra sau 2 tuần nữa./.
Mai Đan |