【ket qua thuy si】Mãi mãi âm vang lời tuyên ngôn của Bác Hồ
70 năm qua, lời Bác Hồ trong Tuyên ngôn Ðộc lập vẫn âm vang trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Bản Tuyên ngôn khẳng định chủ quyền, khẳng định quyền bình đẳng, bất khả xâm phạm của dân tộc sau gần 100 năm cả dân tộc phải sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Bản Tuyên ngôn Ðộc lập của Bác Hồ nằm trong dòng chảy của lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam…
70 năm qua, lời Bác Hồ trong Tuyên ngôn Ðộc lập vẫn âm vang trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Bản Tuyên ngôn khẳng định chủ quyền, khẳng định quyền bình đẳng, bất khả xâm phạm của dân tộc sau gần 100 năm cả dân tộc phải sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Bản Tuyên ngôn Ðộc lập của Bác Hồ nằm trong dòng chảy của lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam…
Mấy nghìn năm trước, khi nước Văn Lang mới khởi dựng, các vua Hùng đã liên tục lãnh đạo Nhân dân tiến hành các cuộc chiến tranh vệ quốc. Một dân tộc nhỏ bé, nhưng đã có truyền thuyết anh hùng. Phù Ðổng thiên vương - Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược, bảo vệ bình yên cho non sông gấm vóc. Thục Phán - An Dương Vương (năm 179 trước Công nguyên), tiếp nối truyền thống các vua Hùng, xây Cổ Loa thành, sáng chế ra nỏ thần bắn vạn phát phá nát các cuộc xâm lăng của quân thù. Chuyện tình Trọng Thuỷ - Mỵ
Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh tư liệu |
Châu và việc vô hiệu hoá nỏ thần dẫn đến thất bại của triều đại An Dương Vương, đất nước rơi vào vòng nô lệ nghìn năm. Năm 906, Khúc Thừa Dụ đã giành lại đất nước từ tay nhà Ðường, mở đầu cho thời kỳ đấu tranh giành quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta. Tiếp đó là Dương Ðình Nghệ, Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn tiếp tục cuộc đấu tranh khẳng định quyền tự chủ của dân tộc.
Vương triều nhà Lý, cách đây gần 1.000 năm - năm 1077, khi hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tràn sang Ðại Việt, đã vấp phải phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu, Bắc Ninh ngày nay) do Lý Thường Kiệt chỉ huy, chúng phải dừng lại, chôn chân tại bờ Bắc. Gặp phải sơn lam chướng khí, thời tiết khắc nghiệt, quân của Lý Thường Kiệt thường xuyên tập kích, ban đêm bên bờ Nam sông Như Nguyệt, trong đền thờ hai vị anh hùng Trương Hống, Trương Hát lại hào sảng vang lên bài thơ thần:
Nam quốc sơn hà Nam Ðế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở.
Sách trời đã phân định rõ ràng.
Lũ giặc kia cớ sao xâm phạm.
Chúng bay sẽ bị đánh tan tành.
Bài thơ tương truyền là của Lý Thường Kiệt, thời Ðại Việt, được coi như bản Tuyên ngôn Ðộc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Gần 400 năm sau bài Nam Quốc sơn hà, năm 1427, sau 10 năm kháng chiến, cuộc khởi nghĩa của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi từ Lam Sơn (Thanh Hoá) đã quét sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi đất nước. Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi soạn thảo Cáo bình Ngô. Mở đầu, Cáo bình Ngô, Ức Trai viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Ðại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Ðinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có…”
Cáo bình Ngô khẳng định quyền độc lập, tự chủ giữa quốc gia Ðại Việt và Trung Hoa, khẳng định ý chí của dân tộc trong chiến tranh bảo vệ quyền dân tộc thiêng liêng. Cáo bình Ngô được khẳng định là bản Tuyên ngôn Ðộc lập lần thứ 2 của dân tộc Việt Nam.
Bản Tuyên ngôn mà Bác đọc tại Quảng trường Ba Ðình là bản Tuyên ngôn Ðộc lập thứ 3 của dân tộc ta, do chính tay Người viết tại số nhà 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội. Bản Tuyên ngôn như được viết ra từ tâm khảm của Người sau cuộc hành trình 35 năm tìm đường cứu nước, tìm thấy và đưa con đường ấy thành hiện thực. Với 1.014 chữ, Tuyên ngôn Ðộc lập của Bác đã khẳng định quyền con người, quyền dân tộc mà dân tộc Việt Nam giành được là hoàn toàn đúng đắn, dân tộc ta hoàn toàn có đầy đủ những quyền lợi chân chính đó.
Như tiên đoán được những khó khăn mà dân tộc ta sau cách mạng tháng Tám sẽ phải đương đầu, kết thúc Tuyên ngôn, vừa là lời tuyên bố, vừa như một lời thề, một quyết tâm, thể hiện một ý chí: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Xét về tầm vóc của 2 bản tuyên ngôn của cha ông thuở trước (Lý Thường Kiệt 1077 và Lê Lợi, Nguyễn Trãi 1427) mới chỉ khẳng định độc lập và chủ quyền dân tộc ở góc độ hẹp, chủ yếu với các triều đại phong kiến xâm lược phương Bắc, chủ nghĩa dân tộc Ðại Hán, còn Tuyên ngôn Ðộc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vươn ra rộng lớn, đó là tuyên bố của dân tộc Việt Nam với toàn nhân loại, với Nhân dân yêu chuộng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và với chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Từ Tuyên ngôn Ðộc lập, 70 năm qua, dân tộc ta đã đi dưới ngọn cờ của Ðảng, của Bác và đã dành được độc lập dân tộc, đã biến lời thề của Bác, ước vọng của Người và của mỗi người Việt Nam yêu nước thành hiện thực. Nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ đã “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” tô thắm thêm lá cờ chiến thắng vinh quang của Tổ quốc.
Ðất nước đã sạch bóng quân xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhân dân Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi, chưa bao giờ thế và lực của dân tộc và đất nước mạnh như hôm nay, mặt khác, chưa bao giờ đất nước ta có nhiều thời cơ thuận lợi như hôm nay, đồng thời với thuận lợi là những thách thức vô cùng lớn đang đặt ra. Ðất nước tuy phát triển song chưa thật sự giàu mạnh, chưa ngang tầm với các nền kinh tế lớn trong khu vực và quốc tế.
Vấn đề chủ quyền của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ hiện đang bị đe doạ, nhất là những vấn đề tranh chấp biển đảo đang đặt ra; vấn đề tham nhũng và suy thoái phẩm chất, đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang đe doạ sự tồn tại của chế độ, uy tín của Ðảng trước Nhân dân… Ðó là những đòi hỏi Ðảng ta, Nhân dân ta phải đoàn kết, sáng tạo, có quyết sách đúng đắn để phát huy những thuận lợi của thời cơ, hạn chế đến mức thấp nhất những thách thức và nguy cơ, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở chính nghĩa, vì hoà bình, độc lập dân tộc, tôn trọng lẫn nhau.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu hoà bình, trọng nhân nghĩa và không muốn chiến tranh. Dân tộc Việt chỉ buộc phải cầm vũ khí để tự vệ, để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của mình, mấy nghìn năm nay đã thế, hôm nay và ngày mai cũng sẽ như thế.
Tin ở Ðảng, ở chiến lược và sách lược của Ðảng, đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn, Tuyên ngôn Ðộc lập của Bác mãi mãi soi đường cho dân tộc ta đi, vượt qua khó khăn, thách thức, bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất Việt Nam “hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”./.
Nguyễn Thế Cường