【lịch bóng đá nhà nghề mỹ】Khai thác lợi thế, đưa du lịch địa phương “cất cánh”

Có hệ thống sông ngòi bao bọc qua nhiều xã phường,áclợithếđưadulịchđịaphươngcấtcálịch bóng đá nhà nghề mỹ những vườn cây ăn trái xanh mát quanh năm, cùng hàng chục di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng và nhiều làng nghề truyền thống, TP.Tân Uyên có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Để khai thác tốt lợi thế này, địa phương đã xây dựng Đề án phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đưa kinh tế du lịch địa phương “cất cánh”.

Dòng sông Đồng Nai hiền hòa chảy qua Tân Uyên tạo nên một vùng đất trù phú, thơ mộng, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Ảnh: THANH QUANG

 Phong cảnh đẹp như tranh vẽ

Nói về cảnh sắc thiên nhiên, nhiều du khách khi đến TP.Tân Uyên nhận định, đây là địa phương “có phong cảnh đẹp nhất Bình Dương”.

Anh Trịnh Quang Bình, một doanh nhân sống ở TP.Hồ Chí Minh, thường đưa gia đình đến chơi golf và nghỉ dưỡng tại xã Bạch Đằng vào mỗi dịp cuối tuần cho rằng nếu ngắm nhìn hình ảnh từ trên cao sẽ thấy rõ TP.Tân Uyên có hệ thống sông Đồng Nai ôm trọn nhiều xã, phường. Cù lao Bạch Đằng hay Thạnh Hội được hệ thống sông con, sông cái ôm trọn “tạo nên cảnh sắc đẹp như tranh”. Trong khi đó, anh Nguyễn Thanh Phong cho biết cứ khoảng 2 tuần là cùng nhóm bạn của mình về Tân Uyên đi câu cá thư giãn, ăn uống, vui chơi. “Ở đây không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nhiều món ăn ngon, không khí trong lành”, anh Phong cho biết.

 Song song với đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, việc chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển du lịch đang được TP.Tân Uyên thực hiện tốt. Thành phố vận động xã hội hóa lắp đặt wifi tại các điểm công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa, trung tâm hành chính công, chợ, công viên. Thành phố vận động người dân thay đổi thói quen cũ để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ...

Nhằm khai thác tốt tiềm năng thiên nhiên ban tặng, những năm gần đây, TP.Tân Uyên không ngừng đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình mang dấu ấn trong lòng du khách khi đến địa phương. Các công trình dân sinh này không chỉ tạo nên diện mạo đô thị văn minh, mà còn mang lại không gian sinh hoạt cho người dân địa phương.

Đến với Tân Uyên, du khách còn thỏa sức khám phá những ngôi đình cổ, chùa cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi với lối kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa địa phương. Các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc mà ít nơi có được.

Lợi thế là vậy nhưng hiện mỗi năm TP.Tân Uyên thu hút khoảng 40.000 lượt khách đến tham quan. Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng hiện có.

Đẩy mạnh đầu tư, mở ra tiềm năng

Theo Đề án phát triển du lịch của TP.Tân Uyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, địa phương tập trung phát triển hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch được đầu tư nâng cấp mở rộng, nhất là đường ven sông tại xã Bạch Đằng; hoàn chỉnh hệ thống tour, tuyến để liên kết sản phẩm du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái và vui chơi giải trí. TP.Tân Uyên sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, như: Bến tàu, hệ thống lưu trú, ẩm thực, điểm tham quan mua sắm, hệ thống giao thông, cảnh quan; xây dựng quy hoạch không gian dành cho phát triển du lịch, trong đó chú trọng đến không gian ven sông; phấn đấu đến năm 2025, thu hút khoảng 145.700 lượt khách tham quan, lưu trú.

Ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP.Tân Uyên, cho biết theo đề án này, thành phố nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, phấn đấu thu hút 205.700 lượt khách đến tham quan và lưu trú, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan phát triển. Thành phố sẽ tiếp tục nâng cấp hạ tầng du lịch, mở rộng các sản phẩm du lịch và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá.

Để đạt được mục tiêu đề ra, TP.Tân Uyên sẽ đầu tư vào hạ tầng giao thông và các dịch vụ du lịch. Đó là xây dựng đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một kết nối cầu Bạch Đằng 2 qua huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai); kết nối các bến thủy tại Bạch Đằng và Thạnh Hội, các đường nội xã, tuyến đường ven sông ở xã Bạch Đằng và Thạnh Hội, góp phần hình thành các khu vực dịch vụ vui chơi giải trí ven sông. Thành phố sẽ chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch, bao gồm xây dựng khách sạn đạt chuẩn 3-4 sao tại trung tâm thành phố; khuyến khích các mô hình lưu trú như homestay và farmstay tại các cù lao; đầu tư vào các khu vực ẩm thực và vui chơi giải trí.

Nhằm lan tỏa hình ảnh du lịch của Tân Uyên, thành phố sẽ tổ chức các hoạt động quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông, cẩm nang du lịch và các chiến dịch tuyên truyền. Đồng thời, thành phố tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch với các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên du lịch.

 Xây dựng 5 cụm không gian phát triển du lịch

 Phát triển du lịch làng nghề đang được TP.Tân Uyên chú trọng

 Đề án phát triển du lịch TP.Tân Uyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở đánh giá toàn diện điều kiện, tiềm năng, lợi thế du lịch phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tổng thể phát triển của tỉnh Bình Dương và khu vực Đông Nam bộ. Theo đề án, thành phố sẽ xây dựng và phát triển 5 cụm không gian phát triển du lịch, bao gồm:

- Cụm du lịch xã Thạnh Hội phát triển du lịch cộng đồng sinh thái công nghệ cao kết hợp nông nghiệp, trải nghiệm đời sống miền quê đặc trưng tại các nông trại.

- Cụm du lịch cù lao Bạch Đằng phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí với du lịch trên sông, đờn ca tài tử, trải nghiệm tham quan vườn bưởi đặc sản.

- Cụm du lịch làng nghề phường Tân Phước Khánh - Thái Hòa phù hợp xây dựng du lịch tham quan trải nghiệm làng nghề, thưởng thức biểu diễn võ lâm Tân Khánh Bà Trà, có thể kết hợp với cù lao Rùa để phát triển tour du lịch nông thôn kết hợp trải nghiệm các làng nghề truyền thống, hoặc kết hợp với cù lao Bạch Đằng xây dựng tour du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm cho du khách tham gia vào quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thống.

- Cụm du lịch phường Uyên Hưng - Khu di tích chiến khu Vĩnh Lợi, phát triển du lịch MICE - loại hình du lịch sự kiện kết hợp học tập văn hóa lịch sử, phù hợp cho khách là các đoàn thể cơ quan địa phương trong và ngoài tỉnh đến du lịch Tân Uyên, kết hợp hội nghị, sự kiện về nguồn.

- Cụm du lịch đường sông dành cho khách du lịch thuần túy muốn tham quan bằng đường sông, đến từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, có thể kết hợp với các tuyến du lịch trên sông khác trong vùng.


 QUANG TÁM

Cúp C1
上一篇:Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1