【lịch bóng đá ngoại hạng anh tuần này】Người nuôi tôm “khát” vốn

Báo Cà Mau(CMO) Để nâng cấp, mở rộng mô hình nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh, đòi hỏi người nuôi tôm phải có vốn đầu tư rất lớn. Nếu chỉ trông cậy vào vốn tự có mà không có nguồn vốn vay từ ngân hàng thì nông dân không thể kham nổi. Trái lại, do tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp càng tăng, nên các ngân hàng thương mại trong tỉnh rất thận trọng và khắt khe khiến nhiều diện tích nuôi tôm phải bỏ trống.

Theo đó, các ngân hàng thương mại trong tỉnh không còn mặn mà với cho vay sản xuất nông nghiệp. Người dân nuôi tôm công nghiệp theo kiểu truyền thống, trước đó đã cầm cố quyền sử dụng đất (sổ đỏ), những giấy tờ có giá khác nên hiện tại muốn vay thêm để chuyển sang mô hình nuôi tôm trải bạt cũng không được.

Khó ở sổ đỏ

Trên thực tế, những năm gần đây, người dân rất khó tiếp cận, thậm chí gần như không tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng do đã vay nợ ngân hàng từ trước đó. Khó lại thêm khó, ông Nguyễn Chí Khanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, than thở: “Hiện tôi đang thực hiện mô hình nuôi tôm trải bạt diện rộng. Tuy là phương án khả thi, có lợi nhuận thấy được trong tương lai, thế nhưng, sổ đỏ của gia đình đã thế chấp, đưa phương án sản xuất để thuyết phục ngân hàng cho vay thêm là rất khó”.

Tại huyện Đầm Dơi, nhiều ao, đầm nuôi tôm bị bỏ trống.

Trong khi người nuôi tôm với diện tích lớn còn than vãn, thì những người nuôi nhỏ lẻ còn khó tiếp cận vốn hơn nhiều. Ông Nguyễn Văn Tô có 2 đầm nuôi tôm công nghiệp ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, đầu tư nuôi tôm công nghiệp mỗi héc-ta cần vốn lên đến vài trăm triệu đồng. Đó là chỉ tính chi phí đầu tư trực tiếp từ lúc thả cho tới lúc thu hoạch, không tính tiền lót bạt, máy móc ban đầu. Trước đó, ông đã vay 200 triệu đồng để đầu tư, nay không còn gì để thế chấp nữa.

Chính phủ đã có Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (gọi tắt là Nghị định 55) để hỗ trợ người dân vay vốn. Thế nhưng, ông Trần Thanh Thắng, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng NN&PTNT huyện Phú Tân, cho biết: “Theo Nghị định 55, cho vay tín chấp lên đến 100 triệu đồng, cộng thêm phần vay thế chấp có thể hỗ trợ chi phí nuôi cho bà con. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, hầu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người nuôi tôm đã nằm ở ngân hàng hết rồi. Mặc dù là cho vay tín chấp, không làm thủ tục như thế chấp, nhưng cái khó là người nuôi phải gửi quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nguồn gốc đất canh tác cho ngân hàng”.

Đầu tư gián tiếp

Trước đây, nông dân chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm thì toàn bộ sổ đỏ đều nằm cả trong ngân hàng. Họ có cùng tâm lý, dù sản xuất có mang lại lợi nhuận hay thua lỗ thì họ vẫn không trả nợ, vì họ nghĩ đây là khoản đầu tư sản xuất của Nhà nước thì không thu hồi vốn (?).

Gặp khó về vốn, nhiều nông dân không có khả năng tái đầu tư sản xuất.

Do lối suy nghĩ lệch lạc đó, đến nay, ngoài Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Cà Mau hỗ trợ người dân vay trực tiếp, còn lại những ngân hàng thương mại trong tỉnh đều ngán ngẩm. Nay người dân muốn tái cơ cấu chuyển đổi sang hình thức siêu thâm canh không phải là chuyện dễ dàng gì.

Không những vậy, những hộ nuôi tôm trong tỉnh đều có tâm lý chung, nếu thông qua đại lý thì các khoản đầu tư như con giống, thức ăn, thuốc thuỷ sản, các dụng cụ máy móc... sẽ thanh toán sau khi thu hoạch tôm, nếu có thất cũng được vay tiếp. Do những hộ nuôi tôm vốn rất ít, không nguồn tín dụng hỗ trợ, nên phải dựa vào nhà phân phối. Trong khi đây là nguồn tín dụng mà mức chi phí tài chính rất cao, họ sẵn sàng trả với giá cao để được đại lý đầu tư toàn bộ.

Ông Trần Thế Hùng, Trưởng Phòng Bán lẻ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Cà Mau, cho biết: “Theo tôi, vướng mắc lớn nhất hiện nay khi tiếp cận vốn tín dụng là người nuôi không còn sổ đỏ, tài sản thế chấp khác lại không có. Mức độ rủi ro cao khiến ngân hàng không dám giải ngân".

Nói rõ hơn, các ngân hàng thương mại rất ngại cho hộ nuôi tôm vay trực tiếp là vì đa phần người nuôi không có tài sản thế chấp, kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh chưa có, vừa làm vừa học hỏi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Vì thế, thay vì cho từng hộ nuôi vay trực tiếp, ngân hàng cho vay gián tiếp thông qua đại lý. Thấy vậy, các đại lý cung ứng thức ăn, vật tư đầu vào cũng khá linh hoạt, nhạy bén cũng chẳng kém các ngân hàng thương mại.

Thực tế ở Cà Mau cho thấy, mô hình nuôi tôm trải bạt hiện nay mang lại hiệu quả rất cao, nếu có đủ vốn, kỹ thuật nuôi thì tỷ lệ thành công đạt trên 80%. Thế nhưng, hiện tại mô hình này vẫn chưa được nhân rộng, do người nuôi còn thiếu vốn, kỹ thuật nuôi đa phần tự tìm hiểu.

Ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết: “Ưu điểm của mô hình nuôi này là giữ nước tốt, dễ gom chất thải vào giữa ao để xử lý nhanh và hiệu quả, kiểm soát tốt môi trường nước trong ao, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hoá chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy. Tăng vòng quay ao nuôi, tăng hiệu quả suất đầu tư. Mỗi năm có thể nuôi trên 3 vụ. Thế nhưng, vấn đề khó khăn trước mắt của nông dân là vốn và kỹ thuật nuôi chưa được giải quyết”.

Nguồn tiền vay ngân hàng không thiếu...

Để đồng hành cùng người nuôi tôm, những năm gần đây, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cà Mau đẩy mạnh cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất với nhiều ưu đãi cũng như thủ tục, hỗ trợ khách hàng.

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Trưởng Phòng Nghiệp vụ khách hàng cá nhân, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cà Mau, cho biết: "Theo quy định về thế chấp vay vốn đối với người nuôi tôm, một trong những điều kiện cần và đủ là những giấy tờ chứng minh tài sản, cụ thể là sổ đỏ. Trường hợp không chứng minh được tài sản trên đất thì hộ vay phải nhờ chính quyền địa phương xác nhận tài sản. Đây là trở ngại đối với nông dân nuôi tôm trong tỉnh, do đa số sổ đỏ đã nằm hết trong ngân hàng".

Ông Huỳnh Minh Nhựt cho rằng: “Hiện nguồn vốn của ngân hàng không thiếu, đang chờ nông dân đến vay. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ không vay được vốn là do còn thiếu nợ cũ chưa trả, nợ tồn đọng kéo dài nên không thể cho vay tiếp. Đối với những hộ nuôi có phướng án kinh doanh khả thi thì ngân hàng sẵn sàng xem xét có thể tiếp tục cho vay thêm, giúp người dân có điều kiện vượt qua khó khăn”.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống ở mức 6,5 %/năm đối với vay dưới 12 tháng. Để mở rộng khả năng tiếp cận vốn của nông dân, Ngân hàng NN&PTNT Cà Mau lên kế hoạch ký thoả thuận với Hội Nông dân và Hội LHPN để đẩy mạnh cho nông dân vay vốn. Mục tiêu là phục vụ bà con nông dân tốt hơn và sử dụng nguồn vốn thật sự hiệu quả./.

Ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mới phát triển mạnh vào đầu năm 2016. Qua thời gian nuôi, hiệu quả mô hình này khá cao, tỷ lệ nuôi thành công trên 80%, năng suất từ 40-50 tấn/ha/vụ, mỗi năm có thể nuôi 3-4 vụ. Hiện nay, người nuôi tôm rất quan tâm đến mô hình này. Các chuyên gia về nuôi thuỷ sản cho rằng, đây là mô hình đột phá, rất có triển vọng để phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng, nhất là điện; nguồn vốn đầu tư khá lớn nhưng khả năng huy động trong dân còn hạn chế; trình độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ của người dân còn thấp nên việc đẩy mạnh phát triển mô hình này thời gian qua còn chậm.

Việt Mỹ

Thể thao
上一篇:Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
下一篇:Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ