Viện Khoa học Giáo dục Nghề nghiệp (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp,ànhnghềthịtrườnglaođộngđangcầntrongnhữngnămtớkết quả bóng đá trực tuyến nhanh nhất Bộ LĐ-TB và XH) vừa có tổng hợp những thông tin về nhu cầu lao động qua đào tạo nghề trọng điểm. Đây là những thông tin giúp thí sinh tham khảo để ra quyết định cho việc chọn ngành, chọn trường vào thời điểm này.
Học sinh tham gia học nghề tại Hà Tĩnh. Ảnh: LAD |
Nhu cầu tuyển mới: Hơn 800.000 người, cần nhiều cao đẳng
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2021, tổng số lao động qua đào tạo nghề trọng điểm có nhu cầu tuyển mới khoảng 815 nghìn người và năm 2022 là khoảng 817 nghìn người, trong đó, nhu cầu tuyển mới lao động có trình độ cao đẳng là cao nhất, tiếp đến là trình độ trung cấp và sơ cấp.
Cơ hội cho các ngành may thời trang, kỹ thuật chế biến món ăn, xây dựng….
Năm 2021, đối với lao động trình độ sơ cấp, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (53.557 người); tiếp đến là kỹ thuật chế biến món ăn (12.914 người); kỹ thuật xây dựng (5936 người);...Đối với trình độ trung cấp, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (60.913 người); tiếp đến là vận hành máy xây dựng (29.050 người); kỹ thuật chế biến món ăn (27.478 người);...Đối với trình độ cao đẳng, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (67.624 người); tiếp đến là vận hành máy xây dựng (29.948 người); điện công nghiệp (26.227 người);....
Nhu cầu của các ngành nghề này đến năm 2022 có thay đổi một chút, nhưng dẫn đầu vẫn là ngành may mặc, đối với các trình độ đào tạo từ sơ cấp đến cao đẳng.
Cụ thể, năm 2022, nhu cầu tuyển mới trình độ sơ cấp nhiều nhất là may thời trang (55.185 người); tiếp đến là vận hành máy xây dựng (24.099 người); kỹ thuật chế biến món ăn (17.458 người);...Đối với trình độ trung cấp, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (62.210 người); tiếp đến là kỹ thuật chế biến món ăn (33.750 người); vận hành máy xây dựng (30.661 người);...Đối với trình độ cao đẳng, nhu cầu tuyển mới nhiều nhất là may thời trang (69.653 người); tiếp đến là điện công nghiệp (26.577 người); công nghệ may và thời trang (24.878 người);...
Doanh nghiệp đều có nhu cầu cao về năng lực, kỹ năng của người lao động
Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy nhu cầu của doanh nghiệp về năng lực/kỹ năng của lao động đều cao hơn so với năng lực/kỹ năng hiện có của người lao động ở tất cả 11 hạng mục năng lực.
Theo đó, những hạng mục mà người lao động cần phải cải thiện nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp đó là: Chuyên môn/nghiệp vụ; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tư duy sáng tạo, tính chủ động; Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Doanh nghiệp có nhu cầu cao về cả 11 hạng mục năng lực |
Tốt nghiệp cao đẳng: Thu nhập bình quân hơn 7 triệu đồng/tháng
Một trong những nội dung mà người lao động quan tâm là thu nhập hàng tháng. Theo khảo sát, có sự khác biệt về loại hình nghề nghiệp cũng như trình độ qua đào tao. Ở trình độ sơ cấp, có những ngành thu nhập lên tới gần 10 triệu mỗi tháng, còn tính bình quân thì hơn 5 triệu đồng.
Mức thu nhập bình quân của lao động tính theo trình độ đào tạo |
Theo khảo sát của Viện Khoa học Giáo dục Nghề nghiệp năm 2019,thu nhập bình quân chung của lao động trình độ sơ cấp khoảng 5,7 triệu đồng/tháng. Nghề có thu nhập bình quân cao nhất là công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (gần 9,2 triệu đồng/tháng); sau đó đến là kỹ thuật xây dựng (8,1 triệu đồng/tháng); kỹ thuật thiết bị điện tử (8,06 triệu đồng/tháng).
Đối với trình độ Trung cấp, nghề có thu nhập bình quân/tháng cao nhất là nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi (12,2 triệu đồng/tháng); tiếp đến là kỹ thuật sơn mài và khảm trai (9,75 triệu đồng/tháng); chế tạo thiết bị cơ khí (9,15 triệu đồng/tháng). Thu nhập bình quân chung của lao động trình độ trung cấp khoảng 6,3 triệu đồng/tháng.
Đối với trình độ Cao đẳng: Nghề có thu nhập bình quân cao nhất là điều dưỡng (15,5 triệu đồng/tháng); sau đó đến quản lý khai thác công trình thủy lợi (14,1 triệu đồng/tháng); kỹ thuật sơn mài và khảm trai (10,2 triệu đồng/tháng). Thu nhập trung bình chung của lao động trình độ cao đẳng khoảng 7,3 triệu đồng/tháng.
Người lao động cần trau dồi kỹ năng nghề nghiệp
Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy (Tổng cục Gi áo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB và XH) cho hay, ngay ở các nước phát triển như Đức, Mỹ, Áo... cũng có tới 60 – 80% người học sau THPT, THCS rẽ sang con đường nghề nghiệp. Thành công từ học nghề cũng giúp cho họ tương tự như thành công từ đại học.
"Chúng ta cứ đam mê đi, cứ lựa chọn con đường học nghề đi thì sẽ dẫn đến thành công và được doanh nghiệp chấp nhận, tôn trọng, đánh giá như những chuyên gia thực sự giỏi. Mong các bạn trẻ ở ngưỡng cửa cuộc đời hãy có những lựa chọn chính xác để xác định được con đường đi đúng đắn tìm ra được sự thành công trong tương lai", ông nói.
Còn bà Nguyễn Lê Hoa, Giám đốc Nhân sự công ty cổ phần Việt Chuẩn, khi học tập tại các trường cao đẳng, trung cấp, trường nghề, cácbạn đều có cơ hội trở thành chuyên gia giỏi nếu đủ thích và đam mê thì sẽ đủ sự tự chủ, tự tin.
Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, thành công của con người là học xong bất kỳ bậc học nào dù đại học hay cao đẳng, trung cấp... sớm có việc làm, cơ hội phát triển thăng tiến cả về mặt thu nhập lẫn trình độ, chuyên môn các lĩnh vực khác. Như vậy mỗi bậc học, thí sinh phải tính rất kỹ, coi đây như một dự án đầu tư cho chính mình.
Vị trí việc làm trong các doanh nghiệp chỉ có rất ít dành cho cấp học đại học trở lên, còn lại từ cấp học cao đẳng trở xuống chiếm đến khoảng 70%, thậm chí hơn thế. Như vậy các em hãy nhớ học cái gì thì học cho giỏi, nhưng cũng phải tính đến học cái gì cho không thất nghiệp. Việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, cùng với biết rõ năng lực và đam mê của mình đến đâu, sẽ giúp thí sinh sớm ra được các quyết định đúng đắn cho mùa tuyển sinh năm nay.
Hoàng Thanh