当前位置:首页 > La liga

【kinh nghiệm chơi lô đề miền bắc】Phân bổ vốn đầu tư công 2021

dự án

Việc ban hành các nguyên tắc,ânbổvốnđầutưcôkinh nghiệm chơi lô đề miền bắc tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2025 phải cụ thể. Ảnh: T.T.

Ngân sách trung ương hỗ trợ không quá 30% tổng chi xây dựng cơ bản

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia dự thảo quyết định ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Tài chính đã cho ý kiến về một số nguyên tắc chung. Về phạm vi nguồn vốn, theo Điều 80 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công, nhưng theo dự thảo thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ quy định phân bổ vốn đầu tư công nguồn vốn NSNN, không bao gồm các nguồn vốn đầu tư công khác.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ nội dung này. Trong trường hợp không hướng dẫn đối với các nguồn vốn đầu tư khác thì đề nghị nêu rõ cấp có thẩm quyền hay cơ quan nào hướng dẫn về nguồn vốn đầu tư khác này.

Về cơ cấu phân bổ vốn ngân sách trung ương (NSTW), theo Bộ Tài chính, phải đảm bảo theo quy định tại Điều 40 của Luật NSNN: Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến kinh tế - xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của NSTW cho ngân sách địa phương (NSĐP) quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.

Luật Đầu tư công năm 2019 đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương về quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh kế hoạch trung hạn và hằng năm. Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức trong thời gian tới (giai đoạn 2021 - 2025) phải cụ thể, rõ về phạm vi áp dụng, đối tượng được bố trí từ NSNN để đảm bảo tính chủ động cho bộ, ngành, địa phương thực hiện, đồng thời có căn cứ cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Ưu tiên bố trí vốn trả nợ một số dự án quan trọng quốc gia

Cho ý kiến cụ thể vào dự thảo quyết định, theo Bộ Tài chính, dự thảo đã nêu đủ 13 ngành lĩnh vực như quy định của Luật NSNN nhưng lồng ghép các dự án chuyển tiếp thuộc các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu của NSTW giai đoạn 2016 - 2020 để quy định chung cho các ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN nói chung là chưa phù hợp.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, cần rà soát để thống nhất theo phân loại 13 lĩnh vực Luật NSNN đã quy định (tham khảo các quy định về ngành lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg để quy định trong giai đoạn 2021 - 2025); bổ sung nguyên tắc, cơ sở xác định dự án thuộc ngành, lĩnh vực đối với dự án đầu tư có thể liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực khác nhau.

Về phần nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nguyên tắc: đảm bảm phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm (2020 - 2022); xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn trả các khoản ứng trước nguồn NSTW trước khi bố trí vốn để thực hiện các dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới. Ngoài ra, ưu tiên bố trí vốn để trả nợ (như các khoản của VEC, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 20).

Đối với quy định thứ tự ưu tiên bố trí vốn, Bộ Tài chính đề nghị sửa nội dung “Bố trí đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch nhưng chưa có nguồn để hoàn trả trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước (nếu còn)” thành “Bố trí đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch còn lại chưa thu hồi” vì thực tế, giai đoạn 2016 - 2020 mới chỉ bố trí thu hồi được một phần vốn đã ứng trước (còn lại chưa bố trí thu hồi).

Tại Điểm a khoản 2 của dự thảo quy định: dành tối đa không quá 30% cho các bộ, ngành, 30% bổ sung có mục tiêu cho địa phương phân bổ theo ngành, 30% phân bổ cho nhiệm vụ dự án cụ thể và số chưa phân bổ còn lại để xử lý các vấn đề phát sinh là không có căn cứ. Đối với quy định này, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN là NSTW hỗ trợ tối đa 30%, phần còn lại thực hiện các nhiệm vụ chi của trung ương.

Về tiêu chí phân bổ vốn đối với từng ngành, lĩnh vực, Luật Đầu tư công quy định: Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc NSTW bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định. Đồng thời, Điều 4 Luật NSNN cũng quy định: Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.

Theo Bộ Tài chính, vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP đầu tư các chương trình dự án là để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền xác định trong từng thời kỳ.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho NSĐP theo ngành, lĩnh vực. Trong đó cụ thể về mục tiêu, phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ và thứ tự ưu tiên bố trí vốn, cũng như bám sát định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đó; các đề án trong giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Thu Hằng - Thùy Linh (Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính)

分享到: